Phiếu trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Ôn tập Chương 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1: Quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu gồm mấy bước?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 2: Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là?

  1. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1
  2. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2
  3. Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn
  4. Sấy khô và nghiền vi khuẩn

Câu 3: Bước thứ hai trong quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là?

  1. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1
  2. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2
  3. Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn
  4. Sấy khô và nghiền vi khuẩn

Câu 4: Bước thứ ba trong quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là?

  1. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1
  2. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2
  3. Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn
  4. Sấy khô và nghiền vi khuẩn

Câu 5: Bước thứ tư trong quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là?

  1. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1
  2. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2
  3. Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn
  4. Sấy khô và nghiền vi khuẩn

Câu 6: Phát biểu sai về ý nghĩa của phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là:

  1. Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng.
  2. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
  3. Giảm năng suất cây trồng.
  4. Đảm bảo cây trồng chất lượng tốt.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Có tác dụng trong thời gian ngắn.
  2. Nguy hiểm với con người.
  3. Thân thiện với môi trường.
  4. Gây hại cho cây trồng.

Câu 8: Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên lá?

  1. Lá bị khuyết.
  2. Lá thủng.
  3. Lá cuốn.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9: Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên quả?

  1. Gãy.
  2. Thối.
  3. Rụng.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên thân?

  1. Gãy.
  2. Thối.
  3. Rụng.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11: Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.
  2. Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.
  3. Đồng thời, ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 12: Xác định đâu là biểu hiện của ruộng lúa bị bạc lá?

  1. Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm
  2. Bệnh gây hại trên phiến lá
  3. Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá bị khô trắng
  4. Tất cả các ý trên

Câu 13: Xác định: Biện pháp nào sau đây không sử dụng để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển?

  1. Xử lý đất
  2. Xử lý hạt giống, chọn giống sạch
  3. Vệ sinh đồng ruộng
  4. Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí

Câu 14: “Chính hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết, hạt bị lép” đây là đặc điểm gây hại nào?

  1. Sâu tơ hại rau
  2. Rầy nâu hại lúa
  3. Sâu keo màu thu
  4. Ruồi đục quả

Câu 15: Xác định: Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa dến sâu hại?

  1. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
  2. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
  3. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm theo độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.
  4. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng theo độ ẩm không khí và lượng mưa tăng.

Câu 16: Chọn ý đúng: Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể?

  1. Sâu trưởng thành
  2. Sâu non
  3. Nấm phấn trắng
  4. Côn trùng

Câu 17: Xác định: Sâu bị nhiễm chế phẩm Bt, thì cơ thể sẽ?

  1. Trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bi rắc bột
  2. Bị tê liệt, không ăn uống rồi chết
  3. Cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết
  4. Mềm nhũn rồi chết

Câu 18: Xác định các bước sản xuất chế phẩm virus trừ sâu gồm mấy bước?

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 8

Câu 19: Chọn ý đúng: Sâu gây hại lúa nào sau đây có vòng đời biến thái không hoàn toàn?

  1. Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
  2. Sâu cuốn lá lúa loại lớn
  3. Rầy nâu hại lúa
  4. Sâu đục thân bướm hai chấm

Câu 20: Chọn ý đúng: Rầy trưởng thành cánh dài thường đẻ trứng ở bộ phận nào của cây lúa?

  1. Mặt sau lá lúa
  2. Trên các bẹ hoặc gân lá
  3. Trên thân cây lúa
  4. Tất cả các ý trên

Câu 21: Chọn ý đúng: Giai đoạn nào của sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng nhất cho cây lúa?

  1. Giai đoạn sâu non
  2. Giai đoạn nhộng
  3. Giai đoạn sâu trưởng thành
  4. Giai đoạn bướm

Câu 22: Cho biết: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

  1. Làm bộ lá phát triển
  2. Thừa chất dinh dưỡng
  3. Làm đất có độ pH thấp
  4. Là nguồn thức ăn của côn trùng

Câu 23: Nhược điểm của biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là:

  1. Chi phí bảo vệ thực vật tăng.
  2. Giảm năng suất cây trồng.
  3. Đòi hỏi nông dân có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng.
  4. Giảm chất lượng cây trồng.

Câu 24: Ưu điểm của biện pháp hóa học là:

  1. Dễ sử dụng.
  2. Hiệu quả nhanh.
  3. Đáp án A và B đều đúng.
  4. Đáp án A và B đều sai.

Câu 25: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

  1. Ô nhiễm môi trường.
  2. Giảm đa dạng sinh học.
  3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay