Phiếu trắc nghiệm địa lí 7 chân trời ôn tập chương 4: Châu Mỹ(P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 43: Châu Mỹ (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 4. CHÂU MỸ (PHẦN 1)
Câu 1: Khu vực địa hình nào nối liền lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ?
A. Eo đất Trung Mĩ.
B. Quần đảo Ăng-ti.
C. Biển đỏ.
D. Kênh đào Xuy-ê.
Câu 2: Nguồn nước sông ở Bắc Mỹ chủ yếu ở đâu?
A. Nước ao, hồ.
B. Mưa, tuyết và băng tan.
C. Băng tan.
D. Nguồn nước ngầm, mưa.
Câu 3: Các đô thị nhỏ Bắc Mỹ tập trung ở đâu?
A. Phía Nam hệ thống ngũ hồ.
B. Ven Đại Tây Dương.
C. Vào sâu trong nội địa.
D. Đồng bằng trung tâm.
Câu 4: Sự phân hóa thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào gây ra?
A. Vĩ độ.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Con người.
Câu 5: Người Anh-điêng ở Trung và Nam Mỹ thuộc chủng tộc nào?
A. Nê-grô-it.
B. Môn-gô -lô- it.
C. Ơ-rô-pê-ô-it.
D. Người lai.
Câu 6: Diện tích của châu Mỹ lớn thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 7: Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương:
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
Câu 8: Rừng A-ma-dôn thuộc loại rừng nào?
A. Rừng nhiệt đới.
B. Rừng lá rộng.
C. Rừng lá kim.
D. Rừng cận nhiệt.
Câu 9: Phía bắc châu Mỹ tiếp giáp với:
A. Đại Tây Dương
B. Thái Bình Dương
C. Bắc Băng Dương
D. Ấn Độ Dương
Câu 10: Độ cao của miền núi Coóc-đi-e là:
A. 1000 – 2000m
B. 2000 – 3000m
C. 3000 – 4000m
D. 4000 – 5000m
Câu 11: Vị trí của dãy núi A-pa-lát là ở:
A. Phía tây Bắc Mỹ
B. Phía đông Bắc Mỹ
C. Trung tâm Bắc Mỹ
D. Phía nam Hoa Kỳ
Câu 12: Tỉ lệ dân đô thị năm 2020 ở Trung và Nam Mỹ là:
A. 41.0%
B. 60.7%
C. 75.3%
D. 80.3%
Câu 13: Người Anh-điêng và người E-xki-mô ở Bắc Mỹ có nguồn gốc từ:
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương.
Câu 14: Các đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng ở Bắc Mỹ chủ yếu được khai thác để phát triển ngành nào?
A. Du lịch.
B. Khai thác khoáng sản.
C. Trồng trọt và chăn nuôi.
D. Thuỷ điện.
Câu 15: Đặc điểm của đới khí hậu cận xích đạo là gì?
A. Nóng ẩm quanh năm
B. Một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt
C. Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây
D. Lạnh lẽo, lượng mưa thấp.
Câu 16: Đồng cỏ có ở độ cao bao nhiêu?
A. 0 – 1000m
B. 1000 – 2000m
C. 3000 – 4000m
D. 5300 – 6500m
Câu 17: Đâu không phải một trung tâm kinh tế quan trọng ở Canada?
A. Warszawa
B. Vancouver
C. Toronto
D. Montréal
Câu 18: Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hoá của các tộc người đã hình thành ở Trung và Nam Mỹ một nền văn hoá như thế nào?
A. Độc đáo
B. Truyền thống
C. Hiện đại
D. Tạp nham
Câu 19: Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ là:
A. Khí hậu ôn đới.
B. Khí hậu cực và cận cực.
C. Khí hậu nhiệt đới
D. Khí hậu cận nhiệt đới.
Câu 20: Các vùng đất ở châu Mỹ được C. Cô-lôm-bô khám phả chủ yếu ở khu vực:
A. Bắc Mỹ
B. Trung Mỹ
C. Bắc Mỹ và Trung Mỹ
D. Nam Mỹ và Trung Mỹ
Câu 21: Câu nào không đúng về kênh đào Pa-na-ma?
A. Kênh đào Pa-na-ma dài 64 km, được khởi công lần đầu năm 1882 bởi người Mỹ, tuy nhiên không đạt được thành công do thiếu kỹ thuật. Phải cho đến năm 1904, Hoa Kỳ mới có thể tiến hành đào lại và hoàn thành vào năm 1914. Năm 1920, kênh Pa-na-ma được đưa vào sử dụng.
B. Kênh đào Pa-na-ma trở thành con đường giao thông quốc tế quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Nếu không có kênh đào Pa-na-ma thì khi đi từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại phải vòng qua mũi Hon mất hơn 12 000 km và chi phí gấp 10 lần chi phí qua kênh đào.
D. Một ví dụ cho sự thuận tiện mà kênh đào mang lại: đi từ Niu Oóc đến Xan Phran-xi-xcô nếu vòng qua Nam Mỹ, chiều dài quãng đường là trên 20 900 km, nhưng qua kênh đào thì chỉ còn 8 370 km. Mỗi năm có khoảng 15 000 chiếc tàu thuyền qua lại kênh đào này (42 chuyến/ngày).
Câu 22: Tại sao thiên nhiên Bắc Mỹ phân hoá đa dạng?
A. Do sự tác động thường xuyên của các mảng địa chất từ hàng triệu năm trước.
B. Do có rất nhiều người đến đây sinh sống.
C. Lãnh thổ rộng lớn, khí hậu phân hoá từ bắc xuống nam, từ đông sang tây
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 23: Các quốc gia trong khu vực rừng Amazon đã có biện pháp bảo vệ rừng là:
A. Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng
B. Trồng phục hồi rừng
C. Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Cho đoạn thông tin sau:
“Sự khác biệt của quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ so với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ là: quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, sự phát triển của công nghiệp, trong khi đó, quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội và môi trường (thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,…).”
Đoạn thông tin trên có gì không đúng?
A. Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ đúng phải là mang tính tự phát.
B. Quá trình đô thị hoá của hai khu vực này đúng phải là giống nhau vì đây đều là hai khu vực phát triển bậc nhất thế giới.
C. Tốc độ phát triển mạnh mẽ khiến cho các vấn đề xã hội và môi trường ở Bắc Mỹ xuất hiện nhiều hơn ở Nam Mỹ.
D. Đoạn thông tin trên không sai.
Câu 25: Câu nào sau đây là đúng?
A. Người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it di cư sang Bắc Mỹ chủ yếu là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
B. Quá trình đô thị hoá nhanh ở Bắc Mỹ gắn liền với công nghiệp hoá.
C. Ở Bắc Mỹ, nguồn năng lượng tái tạo đang dần thay thế cho năng lượng truyền thống.
D. Ở Bắc Mỹ, trong một thời gian dài, rừng bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác nên diện tích bị suy giảm nhanh.