Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Bài 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

BÀI 11: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(28 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?

  1. Hơn 65 nghìn km2
  2. Hơn 85 nghìn km2
  3. Hơn 95 nghìn km2
  4. Hơn 105 nghìn km2

Câu 2: Khu vực Đông Bắc có bao nhiêu tỉnh thành?

  1. 14 tỉnh.
  2. 4 tỉnh.
  3. 9 tỉnh.
  4. 10 tỉnh.

Câu 3: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là gì?

  1. Đánh bắt hải sản và cây lương thực.
  2. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
  3. Trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm.
  4. Trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 4: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có duy nhất một tỉnh giáp biển?

  1. Đông Nam Bộ.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Bắc Trung Bộ.
  4. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 5: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là:

  1. núi cao, cắt xẻ mạnh.
  2. gồm các cao nguyên xếp tầng.
  3. núi thấp và trung bình.
  4. đồng bằng rộng lớn.

Câu 6: Vùng nào có mùa đông lạnh nhất nước ta?

  1. Đông Bắc.
  2. Tây Bắc.
  3. Đông Nam.
  4. Tây Nam.

Câu 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người nào?

  1. Tày, Thái, Nùng, Hoa.
  2. Tày, Thái, Nùng, Chăm.
  3. Tày, Thái, Mường, Nùng.
  4. Tày, Thái, Nùng, Ba Na.

Câu 8: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp nào?

  1. thủy điện.
  2. khai khoáng.
  3. chế biến lâm sản.
  4. vật liệu xây dựng.

Câu 9: Tỉnh nào sau đây thuộc Đông Bắc?

  1. Sơn La.
  2. Hoà Bình.
  3. Điện Biên.
  4. Lạng Sơn.

Câu 10: Loại khoáng sản nào sau đây tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc?

  1. Sắt.
  2. Đồng.
  3. Pyrit.
  4. Than.

Câu 11: Nguồn than khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được sử dụng chủ yếu làm gì?

  1. Nhiệt điện và hóa chất.
  2. Nhiệt điện và xuất khẩu.
  3. Nhiệt điện và luyện kim.
  4. Luyện kim và xuất khẩu.

Câu 12: Loại khoáng sản kim loại nào có nhiều nhất ở Tây Bắc?

  1. Đồng, niken.
  2. Thiếc, bôxit.
  3. Đồng, vàng.
  4. Apatit, sắt.

Câu 13: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi nước ta chủ yếu dựa vào:

  1. hoa màu lương thực.
  2. phụ phẩm thủy sản.
  3. thức ăn công nghiệp.
  4. đồng cỏ tự nhiên.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tỉnh/ thành phố nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Vĩnh Phúc
  2. Tuyên Quang.
  3. Thái Nguyên.
  4. Hà Giang.

Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

  1. Tập trung nhiều đồng bào dân tộc.
  2. Thiếu tài nguyên khoáng sản.
  3. Thiếu nguồn năng lượng.
  4. Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn.

Câu 3: Vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn?

  1. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  2. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
  3. Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.
  4. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
  2. Khoáng sản phân bố rải rác.
  3. Địa hình dốc, giao thông khó khăn.
  4. Khí hậu diễn biến thất thường.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Tạo động lực cho vùng phát triển công nghiệp khai thác.
  2. Góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng.
  3. Làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc ít người.
  4. Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở địa phương.

Câu 6: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào?

  1. Sông Đà.
  2. Sông Lô.
  3. Sông Chảy.
  4. Sông Hồng.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây thể hiện ý nghĩa về kinh tế của việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  2. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập.
  3. Bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới.
  4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 2: Vì sao trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn.
  2. Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.
  3. Thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng.
  4. Nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn.

Câu 3: Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là gì?

  1. Đông Bắc núi cao hiểm trở còn Tây Bắc là núi thấp.
  2. Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Bắc.
  3. Tiềm năng thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.
  4. Tài nguyên rừng ở Tây Bắc còn nhiều hơn Đông Bắc.

Câu 4: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

  1. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều.
  2. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.
  3. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.
  4. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.

Câu 5: Nguyên nhân quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là gì?

  1. Lao động có truyền thống, kinh nghiệm.
  2. Khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh.
  3. Nhiều bề mặt cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
  4. Đất feralit, đất xám phù sa cổ bạc màu.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Có nhiều dân tộc ít người sinh sống.
  2. Dân cư thưa thớt nhất nước ta.
  3. Là vùng có căn cứ địa cách mạng.
  4. Người dân có kinh nghiệm sản xuất thâm canh lúa nước.

Câu 2: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng?

  1. Bắc Kạn.
  2. Bắc Giang.
  3. Quảng Ninh.
  4. Lạng Sơn.

Câu 3: Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  1. các tỉnh biên giới.
  2. trung du Bắc Bộ.
  3. tiểu vùng Tây Bắc.
  4. miền núi Bắc Bộ.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?

  1. Sự phân hóa địa hình sâu sắc.
  2. Khí hậu phân hóa phức tạp.
  3. Cơ sở hạ tầng kém phát triển.
  4. Tập trung nhiều dân tộc ít người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay