Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 12: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

(28 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng?

  1. Đất feralit.
  2. Đất badan.
  3. Đất xám phù sa cổ.
  4. Đất phù sa.

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?

  1. Sông Hồng và Sông Đà.
  2. Sông Hồng và Sông Mã.
  3. Sông Hồng và Sông Thái Bình.
  4. Sông Hồng và Sông Cả.

Câu 3: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Tây Nguyên.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 4: Hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là gì?

  1. Chất lượng nguồn lao động còn hạn chế.
  2. Cơ sở vật - chất kĩ thuật chưa đồng bộ.
  3. Người lao động thiếu kinh nghiệm.
  4. Thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Câu 5: Trong số các chỉ số sau, chỉ số nào của Đồng bằng sông Hồng cao nhất so với các vùng khác?

  1. Mật độ dân số trung bình.
  2. GDP bình quân đầu người.
  3. Giá trị sản xuất công nghiệp.
  4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.

Câu 6: Loại thiên tai nào xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng sông Hồng?

  1. Lũ quét.
  2. Ngập lụt.
  3. Động đất.
  4. Sóng thần.

Câu 7: Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là:

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng xếp hạng bao nhiêu trong sản xuất cây lương thực nước ta?

  1. Đứng đầu.
  2. Đứng thứ hai.
  3. Đứng thứ ba.
  4. Đứng thứ tư.

Câu 9: Tỉnh nào có diện tích rừng và sản lượng khai thác lớn nhất đồng bằng sông Hồng?

  1. Quảng Ninh.
  2. Hải Phòng.
  3. Hưng Yên.
  4. Nam Định.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng?

  1. Thấp trũng ở phía tây, cao ở vùng phía đông.
  2. Cao ở rìa phía tây, tây bắc và thấp dần ra biển.
  3. Cao ở phía tây bắc, nhiều ô trũng ở phía đông.
  4. Thấp trũng ở phía bắc và cao dần về phía nam.

Câu 11: Tỉnh nào có năng suất lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay?

  1. Nam Định.
  2. Thái Bình.
  3. Hải Dương.
  4. Hưng Yên.

Câu 12: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:

  1. vùng mới được khai thác gần đây.
  2. trồng lúa nước cần nhiều lao động.
  3. có nhiều trung tâm công nghiệp.
  4. có nhiều điều kiện lợi cho cư trú.

Câu 13: Biểu hiện nào sau đây cho thấy đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước?

  1. Có những trung tâm công nghiệp nằm gần nhau.
  2. Có các trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất.
  3. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất.
  4. Có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về hạn chế tự nhiên chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?

  1. Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
  2. Một số tài nguyên thiên nhiên đang xuống cấp.
  3. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
  4. Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng.

Câu 2: Vùng Đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Đất trong đê được phù sa bồi đắp hàng năm.
  2. Địa hình cao ở phía tây và tây bắc.
  3. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
  4. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.

Câu 3: Loại cây nào không thích hợp trồng ở đồng bằng sông Hồng?

  1. Cây lương thực.
  2. Cây thực phẩm.
  3. Cây công nghiệp.
  4. Cây ăn quả.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?

  1. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.
  2. Tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.
  3. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.
  4. Tài nguyên khoáng sản rất phong phú.

Câu 5: Tỉnh thành nào có tiềm năng về khí tự nhiên?

  1. Quảng Ninh.
  2. Thái Bình.
  3. Hải Phòng.
  4. Bắc Ninh.

Câu 6: Ngành kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển nhất ở vùng biển và ven biển đồng bằng sông Hồng?

  1. Đánh bắt thủy sản.
  2. Nuôi trồng thủy sản.
  3. Khai thác khoáng sản biển.
  4. Phát triển du lịch.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do nguyên nhân trực tiếp nào sau đây?

  1. Vai trò đặc biệt quan trọng của vùng trong nền kinh tế cả nước.
  2. Cơ cấu kinh tế theo ngành chậm chuyển dịch, còn nhiều hạn chế.
  3. Việc chuyển dịch giúp phát huy tốt các thế mạnh của vùng.
  4. Sức ép dân số quá lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của nước ta do điều kiện chủ yếu nào sau đây?

  1. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
  2. Diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc.
  3. Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
  4. Vị trí địa lí thuận lợi, nhiều đô thị lớn.

Câu 3: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  1. Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.
  2. Đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; giải quyết vấn đề việc làm.
  3. Phát huy các tiềm năng có sẵn; giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
  4. Phát triển nhanh đô thị hóa; giải quyết vấn đề về tài nguyên, môi trường.

Câu 4: Tỉnh/thành phố nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh lớn nhất để phát triển du lịch biển - đảo?

  1. Nam Định.
  2. Thái Bình.
  3. Hải Phòng.
  4. Ninh Bình.

Câu 5: Tại sao về mặt tự nhiên việc phát triển sản xuất công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng còn nhiều hạn chế?

  1. Khí hậu có mùa đông lạnh.
  2. Nền đất phù sa yếu, gây trở ngại cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.
  3. Khoáng sản khá nghèo nàn, phần lớn phải nhập từ vùng khác.
  4. Mạng lưới sông ngòi dày đặc khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng?

  1. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
  2. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc.
  3. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí.
  4. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Câu 2: Tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

  1. Hưng Yên, Hải Dương.
  2. Hà Nam, Bắc Ninh
  3. Hà Nam, Ninh Bình.
  4. Nam Định, Bắc Ninh

Câu 3: Việc phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  1. Đảm bảo sự phát triển bền vững.
  2. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên.
  3. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.
  4. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Câu 4: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng?

  1. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
  2. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
  3. Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa.
  4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay