Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Bài 14: Bắc Trung Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Bắc Trung Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 14: BẮC TRUNG BỘ

(28 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với:

  1. Lào.
  2. Biển Đông.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Tây Nguyên.

Câu 2: Gió Lào ở Bắc Trung Bộ thực chất là hiện tượng gió:

  1. phơn.
  2. đất biển.
  3. mậu dịch.
  4. mùa đông bắc.

Câu 3: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng là:

  1. đèo Ngang.
  2. dãy núi Bạch Mã.
  3. dãy núi Tam Điệp.
  4. Sông Mã.

Câu 4: Trong tổng diện tích đất có rừng của vùng Bắc Trung Bộ, loại rừng nào sau đây có diện tích lớn nhất?

  1. Sản xuất.
  2. Phòng hộ.
  3. Ngập mặn.
  4. Đặc dụng.

Câu 5: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì?

  1. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.
  2. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.
  3. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị phía Tây.
  4. Nguồn lao động dồi dào tập trung ở phía Tây.

Câu 6: Ngành kinh tế nào ở Bắc Trung Bộ được chú trọng phát triển nhất?

  1. Kinh tế công nghiệp.
  2. Kinh tế biển.
  3. Kinh tế lâm nghiệp.
  4. Kinh tế nông nghiệp.

Câu 7: Hầu hết các tỉnh ở Bắc Trung Bộ nuôi loài vật nào?

  1. Trâu và bò.
  2. Dê và cừu.
  3. Lợn và gia cầm.
  4. Trâu và lợn.

Câu 8: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. lạc, mía, thuốc lá.
  2. lạc, đậu tương, đay, cói.
  3. dâu tằm, lạc, cói.
  4. lạc, dâu tằm, bông, cói.

Câu 9: Bắc Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

  1. 5.
  2. 6.
  3. 7.
  4. 8.

Câu 10: Loại đất nào chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ?

  1. Đất phèn.
  2. Đất xám.
  3. Đất cát pha.
  4. Đất mặn.

Câu 11: Crôm có trữ lượng lớn ở tỉnh nào?

  1. Nghệ An.
  2. Thừa Thiên Huế.
  3. Hà Tĩnh.
  4. Thanh Hóa.

Câu 12: Biện pháp nào cần để giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ?

  1. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
  2. Tích cực sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
  3. Ngừng phát triển năng lượng tái tạo.
  4. Củng cố đê chắn sóng và đê biển.

Câu 13: Điện gió, điện mặt trời chủ yếu phát triển ở tỉnh nào?

  1. Nghệ An, Hà Tĩnh.
  2. Ninh Bình, Thanh Hóa.
  3. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.
  4. Quảng Bình, Quảng Trị.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ là:

  1. Nghệ An.
  2. Thanh Hóa.
  3. Hà Tĩnh.
  4. Thừa Thiên - Huế.

Câu 2: Phát biểu nào không phải là đặc điểm tự nhiên của Bắc Trung Bộ?

  1. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
  2. Từ Tây sang Đông các tỉnh trong vùng đều có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
  3. Đồng bằng tập trung ở phía Tây, đồi núi tập trung ở phía Đông.
  4. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Câu 3: Diện tích rừng giàu của Bắc Trung Bộ hiện nay chủ yếu tập trung ở đâu?

  1. Vùng núi biên giới Việt - Lào.
  2. Vùng đồi núi thấp.
  3. Đồng bằng ven biển.
  4. Các đảo gần bờ.

Câu 4: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn nhất trong vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. crôm, thiếc, sắt, đá vôi.
  2. crôm, thiếc, đá vôi, đồng.
  3. đá vôi, thiếc, apatit, kẽm.
  4. dầu khí, than, đá vôi.

Câu 5: Tỉnh nào có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất Bắc Trung Bộ?

  1. Thanh Hóa.
  2. Nghệ An.
  3. Ninh Bình.
  4. Hà Tĩnh.

Câu 6: Vai trò quan trọng của rừng đặc dụng ở Bắc Trung Bộ là gì?

  1. Ngăn chặn nạn cát bay và cát chảy.
  2. Cung cấp nhiều lâm sản có giá trị.
  3. Hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột.
  4. Bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao lũ ở vùng Bắc Trung Bộ thường lên rất nhanh?

  1. Nhiều con sông lớn, lương mưa lớn quanh năm.
  2. Sông ngòi ngắn, dốc kết hợp mưa lớn tập trung.
  3. Vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng, khó thoát nước.
  4. Sông ngòi có dạng lông chim nên nước ở các nhánh sông tập trung nhanh.

Câu 2: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ là gì?

  1. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây.
  2. Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước láng giềng.
  3. Phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
  4. Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu quốc tế.

Câu 3: Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần làm gì?

  1. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
  2. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
  3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải.
  4. Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

Câu 4: Tại sao việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay gặp nhiều khó khăn?

  1. Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.
  2. Thiếu lực lượng lao động.
  3. Ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt.
  4. Mưa bão diễn ra quanh năm.

Câu 5: Việc xây dựng các cảng biển ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

  1. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
  2. Tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển.
  3. Làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư.
  4. Giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Các nhà máy xi măng lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp.
  2. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn.
  3. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hoàng Thạch.
  4. Bỉm Sơn, Tam Điệp, Yên Bình.

Câu 2: Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu của vùng đồng bằng ven biển phía đông Bắc Trung Bộ là gì?

  1. Đem lại lượng mưa lớn vào đầu mùa hạ.
  2. Đem lại một mùa đông lạnh, ít mưa.
  3. Gây hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.
  4. Phân hóa mưa – khô sâu sắc giữa lãnh thổ phía bắc và phía Nam.

Câu 3: Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành làm gì?

  1. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
  2. Trồng rừng phi lao chắn cát ven biển.
  3. Đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.
  4. Xây dựng hệ thống đê biển.

Câu 4: Di sản văn hóa thế giới nào ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận?

  1. Phong Nha – Kẻ Bàng.
  2. Di tích Mĩ Sơn.
  3. Phố cổ Hội An.
  4. Cố đô Huế.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay