Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 15: DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

(27 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Số lượng các tỉnh/thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  1. 5.
  2. 6.
  3. 8.
  4. 10.

Câu 2: Từ Bắc đến Nam của vùng Duyên hải Nam Trung bắt đầu thành phố Đà Nẵng đến tỉnh nào?

  1. Bình Thuận.
  2. Ninh Thuận.
  3. Khánh Hòa.
  4. Bình Định.

Câu 3: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?

  1. Đà Nẵng.
  2. Khánh Hòa.
  3. Quảng Ngãi.
  4. Bình Thuận.

Câu 4: Vùng nào là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Đặc điểm lãnh thổ vùng duyên hải Nam Trung Bộ là:

  1. rộng lớn, có dạng hình thang.
  2. có dạng tam giác châu.
  3. kéo dài, hẹp ngang.
  4. trải dài từ đông sang tây.

Câu 6: Khoáng sản chính của Duyên hải Nam Trung Bộ là gì?

  1. Đồng, sắt, vàng.
  2. Sắt, đá vôi, cao lanh.
  3. Than nâu, mangan, thiếc.
  4. Cát thủy tinh, ti tan, vàng.

Câu 7: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở đảo nào?

  1. Phú Quý.
  2. Lý Sơn.
  3. Tri Tôn.
  4. Phan Vinh.

Câu 8: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển mạnh nhất ở các tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Đà Nẵng, Quảng Nam.
  2. Quảng Ngãi, Bình Định.
  3. Phú Yên, Khánh Hòa.
  4. Ninh Thuận, Bình Thuận.

Câu 9: Trung tâm du lịch quan trọng nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  1. Nha Trang.
  2. Phan Thiết.
  3. Đà Nẵng.
  4. Quảng Ngãi.

Câu 10: Dân tộc nào sống nhiều ở đồng bằng ven biển hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận?

  1. Dân tộc Kinh.
  2. Dân tộc Chăm.
  3. Dân tộc Cơ – tu.
  4. Dân tộc Hrê.

Câu 11: Các cánh đồng muối nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  1. Nha Trang và Phan Thiết.
  2. Vân Phong và Cam Ranh.
  3. Cà Ná và Sa Huỳnh.
  4. Văn Lý và Sa Huỳnh.

Câu 12: Khó khăn của tài nguyên đất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ là:

  1. đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
  2. diện tích đất trống, đồi núi trọc nhiều.
  3. quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
  4. vùng đồng bằng độ dốc lớn.

Câu 13: Sân bay quốc tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  1. Cam Ranh.
  2. Quy Nhơn.
  3. Chu Lai.
  4. Đà Nẵng.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Tên các tỉnh thành theo thứ tự từ Bắc vào Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là:

  1. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định,, Khánh Hòa, Phú Yên,Ninh Thuận, Bình Thuận.
  2. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  3. Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  4. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Câu 2: Duyên hải Nam Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế nào?

  1. Đông Nam Bộ.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

  1. Vân Phong, Nha Trang.
  2. Hạ Long, Diễn Châu.
  3. Cam Ranh, Dung Quất.
  4. Quy Nhơn, Xuân Đài.

Câu 4: Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
  2. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết.
  3. Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng.
  4. Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

Câu 5: Điều kiện nào sau đây thuận lợi nhất để Duyên hải Nam Trung Bộ xây dựng cảng nước sâu?

  1. Bờ biển dài, nhiều đầm phá.
  2. Các tỉnh/thành phố đều giáp biển.
  3. Có nhiều vịnh biển sâu, kín gió.
  4. Ít chịu ảnh hưởng của bão.

Câu 6: Ý nghĩa chủ yếu việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam ở Duyên hải Nam Trung bộ là:

  1. tăng vai trò trung chuyển của vùng.
  2. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh.
  3. tăng cường giao lưu với vùng Tây Nguyên.
  4. tăng cường quan hệ với các nước láng giềng.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  1. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm.
  2. Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ.
  3. Non Nước, Nha Trang, Mũi Né.
  4. Đồ Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu.

Câu 2: Vì sao vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề làm muối?

  1. Biển có độ mặn cao nhất cả nước.
  2. Lượng mưa rất ít, vị trí sát biển.
  3. Nhu cầu tiêu thụ muối lớn cho chế biến thủy sản đông lạnh.
  4. Khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa rất thấp, ít cửa sông.

Câu 3: Ý nghĩa quan trọng của vị trí địa lí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là gì?

  1. Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam.
  2. Phát triển mạnh mẽ các khu kinh tế cửa khẩu.
  3. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
  4. Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng.

Câu 4: Nghề khai thác tổ chim yến phát triển trên một số đảo ven bờ từ tỉnh nào?

  1. Quảng Ngãi đến tỉnh Khánh Hòa.
  2. Khánh Hòa đến tỉnh Bình Thuận.
  3. Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hòa.
  4. Khánh Hòa đến tỉnh Phú Yên.

Câu 5: Hoạt động kinh tế ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có ngành:

  1. Chăn nuôi gia súc lớn.
  2. Nuôi bò, nghề rừng.
  3. Trồng cây công nghiệp.
  4. Công nghiệp, thương mại.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Hiện tượng hoang mạc hóa đang diễn ra mạnh mẽ tỉnh nào của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Bình Định và Phú Yên.
  2. Phú Yên và Quảng Nam.
  3. Quảng Bình và Khánh Hòa.
  4. Ninh Thuận và Bình Thuận.

Câu 2: Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế.
  2. Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng.
  3. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn.
  4. Ca trù, quan họ Bắc Ninh.

Câu 3: Vì sao hiện nay vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò hết sức quan trọng?

  1. Rừng cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  2. Mang lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sống người dân.
  3. Rừng bảo vệ nước ngầm, hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa; các thiên tai sạt lở đất, lũ lụt.
  4. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Câu 4: Ý nghĩa xã hội của việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Tây là gì?

  1. Nâng cao trình độ dân trí, giảm cách biệt giàu nghèo giữa miền ngược và miền xuôi.
  2. Khai thác có hiệu quả tài nguyên nông - lâm nghiệp của vùng.
  3. Bảo vệ môi trường, hạn chế các thiên tai.
  4. Củng cố sức mạnh quốc phòng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay