Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(28 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Thuận lợi lớn nhất về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là gì?

  1. Toàn bộ diện tích là đồng bằng.
  2. Ba mặt giáp biển.
  3. Nằm ở cực Nam tổ quốc.
  4. Rộng lớn nhất cả nước.

Câu 2: Khu vực nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều than bùn nhất?

  1. Kiên Giang.
  2. Đồng Tháp Mười.
  3. Tứ giác Long Xuyên.
  4. U Minh.

Câu 3: Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là:

  1. đá vôi, than bùn.
  2. đá vôi, dầu khí.
  3. dầu khí, than bùn.
  4. dầu khí, ti tan.

Câu 4: Loại đất nào có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Đất nông nghiệp.
  2. Đất lâm nghiệp.
  3. Đất chuyên dùng.
  4. Đất ở.

Câu 5: Mùa khô ở Đồng bằng Cửu Long kéo dài từ:

  1. tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
  2. tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
  3. tháng 10 đến tháng 5 năm sau.
  4. tháng 11 đến tháng 6 năm sau.

Câu 6: Nhóm đất nào có giá trị lớn nhất, thích hợp cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Đất mặn.
  2. Đất phèn.
  3. Đất phù sa ngọt.
  4. Đất feralit.

Câu 7: Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  1. Thoái hóa đất.
  2. Triều cường.
  3. Cháy rừng.
  4. Thiếu nước ngọt.

Câu 8: Hoạt động du lịch nào có tiềm năng phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Mạo hiểm.
  2. Nghỉ dưỡng.
  3. Sinh thái.
  4. Trải nghiệm di sản.

Câu 9: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất gì?

  1. Ôn đới.
  2. Nhiệt đới.
  3. Cận nhiệt đới.
  4. Cận xích đạo.

Câu 10: Nhóm đất nào có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Đất phèn.
  2. Đất mặn.
  3. Đất phù sa ngọt.
  4. Đất cát ven biển.

Câu 11: Đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung ở đâu?

  1. Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.
  2. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên.
  3. Ven sông Hậu, Sông Tiền.
  4. Ven biển, Đồng Tháp Mười.

Câu 12: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Vật liệu xây dựng.
  2. Cơ khí nông nghiệp.
  3. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  4. Chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 13: Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là:

  1. cam, xoài, bưởi.
  2. táo, mơ, mận.
  3. nhãn, vải, thanh long.
  4. hồng, đào, lê.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Thành phố nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc Trung ương?

  1. Cần Thơ.
  2. Long Xuyên.
  3. Cà Mau.
  4. Mỹ Tho

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Lượng mưa lớn, tập trung từ tháng 3 đến tháng 9.
  2. Chế độ nhiệt cao, ổn định, biên độ nhiệt năm nhỏ.
  3. Khí hậu biểu hiện rõ tính chất cận xích đạo.
  4. Tổng số giờ nắng cao, từ 2200 - 2700 giờ/năm.

Câu 3: Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có:

  1. nhiều vùng trũng ngập nước.
  2. ba mặt giáp biển, ngư trường lớn.
  3. nhiều bãi triều và rừng ngập mặn.
  4. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Đẩy mạnh khai thác thủy sản khi có lũ về.
  2. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.
  3. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất.
  4. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 5: Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  1. Mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
  2. Nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
  3. Đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
  4. Thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.

Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra thiên tai nào sau đây?

  1. Hạn hán
  2. Bão.
  3. Lũ lụt.
  4. Xâm nhập mặn.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.
  2. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
  3. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.
  4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.

Câu 2: Tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia?

  1. Long An.
  2. Bến Tre.
  3. Tiền Giang.
  4. Trà Vinh.

Câu 3: Vì sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên?

  1. Để thau chua và rửa mặn đất đai.
  2. Để hạn chế nước ngầm hạ thấp.
  3. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn.
  4. Để tăng cường phù sa cho đất.

Câu 4: Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  1. Cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
  2. Đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
  3. Giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
  4. Tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.

Câu 5: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả gì?

  1. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
  2. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
  3. Thường xuyên cháy rừng.
  4. Sa mạc hóa ở bán đảo Cà Mau.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là:

  1. Cần Thơ và Bạc Liêu.
  2. Cần Thơ và Long An.
  3. Cần Thơ và Cà Mau.
  4. Cần Thơ và Rạch Giá.

Câu 2: Các tỉnh/thành phố nào của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

  1. Cần Thơ, Hậu Giang.
  2. Vĩnh Long, Trà Vinh.
  3. An Giang, Kiên Giang.
  4. Long An, Tiền Giang.

Câu 3: Thương hiệu xi măng của nhà máy nào dưới đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Hoàng Thạch.
  2. Bỉm Sơn.
  3. Bút Sơn.
  4. Hà Tiên.

Câu 4: Mục đích chủ yếu của việc đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị là gì?

  1. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
  2. Mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng cao cấp.
  3. Phát huy thế mạnh tự nhiên và lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.
  4. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế thiên tai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay