Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
BÀI 22: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
(27 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Loại hình thiên tai nào ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta?
- Sạt lở bờ biển.
- Lũ quét.
- Hạn hán.
- Bão.
Câu 2: Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích khoảng:
- 1 triệu km2. B. 2 triệu km2. C. 1,5 triệu km2. D. 2,2 triệu km2.
Câu 3: Tính đến năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện trên các đảo và quần đảo?
- 12. B. 11. C. 9. D. 4.
Câu 4: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?
- Quảng Trị.
- Quảng Ngãi.
- Quảng Ninh.
- Bình Thuận.
Câu 5: Hai quần đảo xa bờ nước ta là:
- Lý Sơn, Thổ Chu. B. Hoàng Sa, Trường Sa.
- Phú Quý, Nam Du. D. Cát Bà, Cô Tô.
Câu 6: Việt Nam có đường bờ biển dài:
- 2 890km. B. 3 260km. C. 1 260km. D. 615km.
Câu 7: Nguồn tài nguyên khoáng sản được coi là vô tận của vùng biển nước ta là:
- dầu khí.
- cát trắng.
- oxit titan.
- muối.
Câu 8: Điều kiện nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta?
- Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
- Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.
- Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.
- Có tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài từ:
- Móng Cái đến Vũng Tàu. B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
- Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. D. Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 10: Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực:
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đông Nam Bộ.
- Bắc Trung Bộ.
- Đồng bằng sông Hồng.
Câu 11: Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là:
- Đà Nẵng.
- Sài Gòn.
- Hải Phòng.
- Nghi Sơn.
Câu 12: Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh nào nước ta?
- Kiên Giang.
- Cà Mau.
- Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Bình Thuận.
Câu 13: Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng biển?
- 32 cảng.
- 33 cảng.
- 34 cảng.
- 35 cảng.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là điều thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển của nước ta?
- Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
- Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.
- Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.
- Có nhiều cửa sông rộng.
Câu 2: Tỉnh Quảng Ninh có các huyện đảo nào sau đây?
- Vân Đồn và Cô Tô.
- Cát Hải và Bạch Long Vĩ.
- Cồn Cỏ và Cát Hải.
- Vân Đồn và Cát Hải.
Câu 3: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta?
- Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
- Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.
- Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
- Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển
Câu 4: Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh/thành phố nào sau đây?
- Quảng Ngãi.
- Thanh Hóa.
- Đà Nẵng.
- TP. Hồ Chí Minh.
Câu 5: Hoạt động vận tải biển nước ta ngày càng được chú trọng phát triển trong những năm gần đây không phải vì:
- Có ưu điểm chuyên chở được hàng nặng trên quãng đường xa, giá cả hợp lí.
- Vận tải biển tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.
- Phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế.
- Không yêu cầu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và trình độ lao động cao.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của việc đánh bắt thuỷ sản xa bờ ?
- Nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác hải sản vùng biển.
- Thuận tiện cho việc trao đổi hàng hoá với nước ngoài.
- Góp phần hạn chế sự suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven bờ.
- Góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Những tỉnh, thành phố nào của nước ta có 2 huyện đảo?
- Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
- Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
- Quảng Ninh, Đà Nẵng, Kiên Giang.
- Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang.
Câu 2: Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là gì?
- Cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.
- Hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới.
- Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.
- Cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay?
- Khi lọc hóa dầu hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của dầu khí.
- Nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài.
- Phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong các hoạt động dầu khí.
- Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển?
- Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng.
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.
- Môi trường biển là không chia cắt được.
- Môi đảo biển có tính biệt lập nhất định.
Câu 5: Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế ở vùng biển ở nước ta đem lại ý nghĩa nào sau đây?
- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống ở ven biển.
- Mang lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và bảo vệ chủ quyền.
- Phát triển kinh tế các vùng ven biển và bảo vệ chủ quyền.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?
- Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.
- Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.
- Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.
Câu 2: Phú Quốc hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam còn được mệnh danh là:
- hòn đảo Ngọc trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
- hòn đảo Xanh trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
- hòn đảo Vàng trên vùng biển Đông Nam của Tổ quốc.
- hòn đảo Ngọc trên vùng biển Đông Nam của Tổ quốc.
Câu 3: Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh nào?
- Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau.
- Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
- Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.