Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Chủ đề chung 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

(25 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên:

  1. Khá phong phú và đa dạng
  2. Phong phú và đa dạng nhất trên thế giới
  3. Phong phú nhưng không đa dạng
  4. Nghèo nàn nhưng quý hiếm

Câu 2: Biển Đông nằm ở:

  1. phía Đông Việt Nam. B. phía Tây Việt Nam.
  2. phía Nam Việt Nam. D. phía Bắc Việt Nam.

Câu 3: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ hoặc ghi tên bằng các danh xưng chữ Nôm là:

  1. Bãi Cát Vàng, Bãi Sa Vàng, Cát Vàng xứ, Cồn Vàng.
  2. Hoàng Sa, Hoàng Sa Châu, Hoàng Sa chử, Hoàng Sa xứ, Vạn Lý Hoàng Sa.
  3. Bãi Cát Vàng, Bãi Sa Vàng, Hoàng Sa chử, Hoàng Sa xứ.
  4. Cát Vàng xứ, Cồn Vàng, Hoàng Sa, Hoàng Sa Châu.

Câu 4: Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa vào năm nào?

  1. Năm 1987. B. Năm 1967. C. Năm 1997.        D. Năm 1977.

Câu 5: Việt Nam tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa vào năm nào?

  1. Năm 1892. B. Năm 1982. C. Năm 1997.        D. Năm 1977.

Câu 6: Theo công ước về Luật biển quốc tế 1982, biển Việt Nam gồm các vùng nào?

  1. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
  2. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
  3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
  4. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế.

Câu 7: Đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh/thành phố nào nước ta?

  1. Quảng Ninh.
  2. Hải Phòng.
  3. Quảng Nam.
  4. Đồng Nai.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là:

  1. nguồn lợi sinh vật biển phong phú.
  2. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
  3. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.
  4. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.

Câu 2: Vùng biển, đảo Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển:

  1. Cây lương thực. B. Tổng hợp kinh tế biển.
  2. Cây công nghiệp lâu năm. D. Nuôi trồng thủy sản.

Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm về biển, đảo Việt Nam?

  1. Có hàng nghìn loài hải sản, nhiều khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn.
  2. Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp và nhiều cảng biển nước sâu.
  3. Ít tài nguyên khoáng sản, đường bờ biển ngắn, tiếp giáp với Trung Quốc và Lào.
  4. Nằm ở ngữ các trục giao thông huyết mạch trên biển Đông.

Câu 4: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ tạo thuận lợi cho việc xây dựng:

  1. cảng biển quốc tế.
  2. trạm thông tin, kiểm soát không lưu, hàng hải, trạm dừng chân, tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền,...
  3. đánh bắt hải sản xa bờ.
  4. khai thác khoáng sản, dầu khí.

Câu 5: Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  1. Bãi Cát Vàng. B. Vạn Lý Hoàng Sa.
  2. Vạn Lý Trường Sa. D. Bạch Long Vĩ.

Câu 6: Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?

  1. Luật Kinh tế Việt Nam.
  2. Luật Biển Việt Nam.
  3. Luật Hàng hải Việt Nam.
  4. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

  1. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
  2. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ.
  3. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
  4. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta với một hòn đảo dù rất nhỏ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

  1. Tạo cơ sở để mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế biển.
  2. Tạo căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.
  3. Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
  4. Tạo cơ sở khẳng định chủ quyền với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Câu 2: Bản đồ hành chính đầu tiên nào của Triều Nguyễn có sự phân biệt rõ ràng giữa quần đảo Hoàng Sa với quần đảo Trường Sa?

  1. Bản đồ Quảng Nam tam phủ cửu huyện.
  2. Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ.
  3. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ.
  4. Bản đồ Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư.

Câu 3: Tháng 6/2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua:

  1. Luật An ninh quốc gia.
  2. Luật Biên giới quốc gia.
  3. Sách trắng quốc phòng.
  4. Luật Biển Việt Nam.

Câu 4: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?

  1. 8 hải lý. B. 10 hải lý. C. 12 hải lý.           D. 14 hải lý.

Câu 5: Bằng chứng thuyết phục và có giá trị pháp lí quốc tế cao khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là

  1. Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ.
  2. Tấm bản đồ số 106 mang tên Pa-ti đờ la Cô-chin-sin.
  3. Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
  4. Bản đồ Quảng Nam tam phủ cửu huyện.

Câu 6: Từ năm 1982, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố nào?

  1. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng.        D. Đà Lạt

Câu 7: Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ:

  1. thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp.
  3. nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, thời chúa Nguyễn, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  4. chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp, thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?

  1. Mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ.
  2. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
  3. Tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.
  4. Giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Câu 2: “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” hàng năm được tổ chức vào thời gian nào?

  1. Tháng 2. B. Tháng 6. C. Tháng 4.            D. Tháng 9.

Câu 3: Đảo Trường Sa Lớn do Việt Nam quản lý là đảo có diện tích lớn thứ mấy trên quần đảo Trường Sa?

  1. 4. B. 5. C. 6.                      D. 7.

Câu 4: Quan sát thư dịch sau: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ 6 tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ban đêm thì đến đảo ấy (tức đảo Hoàng Sa)”.

Cho biết câu nói trên của ai?

  1. Trần Quốc Toản. B. Quốc sứ quán Triều Nguyễn.
  2. Mai An Tiêm. D. Lê Quý Đôn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay