Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Biển Đông Việt Nam có diện tích khoảng:
A. 1,1 triệu km2. | B. 2 triệu km2. | C. 3,2 triệu km2. | D. 1 triệu km2. |
Câu 2: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 gồm:
A. 320 điều và 9 phụ lục. | B. 220 điều và 10 phụ lục. |
C. 320 điều và 10 phụ lục. | D. 190 điều và 9 phụ lục. |
Câu 3: Ở phía đông Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với:
A. Đông Nam Bộ. | B. Biển Đông. |
C. Cam-pu-chia. | D. Vịnh Thái Lan. |
Câu 4: Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên vì:
A. giúp thau chua và rửa mặn đất đai. | B. hạn chế nước ngầm hạ thấp. |
C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn. | D. tăng cường phù sa cho đất. |
Câu 5: Siêu đô thị (megacity) là các khu vực đô thị có dân số:
A. từ 2 - 4 triệu. B. hơn 10 triệu. C. dưới 5 triệu. D. từ 10 - 15 triệu.
Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với khu vực nào ở phía Bắc?
A. Đông Nam Bộ. B. Biển Đông.
C. Cam-pu-chia. D. Vịnh Thái Lan.
Câu 7: Đâu là vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. vịt. B. bò. C. cừu. D. lợn.
Câu 8: Đâu không phải điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất, rừng. B. Khí hậu, nước.
C. Biển và hải đảo. D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 9: Đâu là hậu quả do mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
B. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
C. Thường xuyên cháy rừng.
D. Sa mạc hóa ở bán đảo Cà Mau.
Câu 10: Biểu hiện của biến đổi khí hậu nào thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. Mùa khô không rõ rệt.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.
Câu 11: Giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
C. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.
D. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.
Câu 12: Tại sao tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên?
A. Việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
B. Thượng nguồn không có nước chảy.
C. Nhà nước không chịu xả đập trên thượng nguồn đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
D. Hiệu ứng nhà kính.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?
A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.
B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.
C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.
D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.
Câu 14: Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế ở vùng biển ở nước ta đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
B. Khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống ở ven biển.
C. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và bảo vệ chủ quyền.
D. Phát triển kinh tế các vùng ven biển và bảo vệ chủ quyền.
Câu 15: Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trước năm 1945 là:
A. Đô thị quy mô nhỏ, có chức năng hành chính, quân sự.
B. Đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị ít thay đổi.
C. Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
D. Đô thị hóa có sự khác nhau giữa hai miền.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đến nay, ngành đánh bắt thuỷ sản đã và đang phát triển cả về số lượng và quy mô, phương tiện, công nghệ và hình thức nuôi trồng, đánh bắt. Trong đó, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng năm 2020 đạt hơn 8.600 ngàn tấn, năm 2021 đạt gần 8.800 ngàn tấn, tăng 1,8%. Trong số lượng này, sản lượng khai thác năm 2020 đạt gần 3.900 ngàn tấn, năm 2021 đạt hơn 3.900 ngàn tấn, tăng 1%; sản lượng nuôi trồng có số tương ứng là hơn 4.700 ngàn tấn hơn 4.850 ngàn tấn, tăng 2,5% so với năm 2010. Riêng sản lượng cá biển khai thác năm 2021 đạt hơn 2.900 ngàn tấn, tăng 30,54% so với năm 2015 và 1,16% so với năm 2020.”
(Nguồn: Báo Phú Thọ)
a) Ngành thủy sản Việt Nam đang có những bước phát triển tích cực, thể hiện qua sự tăng trưởng liên tục của sản lượng.
b) Mức tăng trưởng sản lượng cá biển khai thác năm 2021 là 30,54% so với năm 2015, phản ánh sự phát triển rõ rệt của ngành thủy sản biển trong giai đoạn này.
c) Mặc dù sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng, nhưng sự tăng trưởng này vẫn chưa đạt được mức đáng kể nếu so với sự phát triển chung của ngành.
d) Việc sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 2,5% so với năm 2010 có thể phản ánh sự thay đổi trong phương thức sản xuất hoặc sự gia tăng đầu tư vào công nghệ nuôi trồng.
Câu 2: Trong một buổi thảo luận, các học sinh đã trao đổi về ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo và đã đưa ra những nhận định như sau:
a) Việc phát triển kinh tế biển, đảo giúp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên biển để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là các ngành như thủy sản, du lịch, năng lượng tái tạo (gió, sóng), và cảng biển.
b) Khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, do đó chúng ta cần ưu tiên phát triển ngành này mà không cần quan tâm đến tác động môi trường.
c) Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường không cần phải đi đôi với nhau.
d) Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo không chỉ nâng cao thu nhập quốc dân mà còn giúp cải thiện đời sống cho cư dân ven biển, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................