Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Việt Nam tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa vào năm:
A. 1892. B. 1982. C. 1997. D. 1977.
Câu 2: Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào màu khô là:
A. Xâm nhập mặn. B. Cháy rừng.
C. Triều cường. D. Thiếu nước ngọt.
Câu 3: Đâu là mục đích chủ yếu của việc đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị?
A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
B. Mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng cao cấp.
C. Phát huy thế mạnh tự nhiên và lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.
D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế thiên tai.
Câu 4: Số lượng các thành phố châu Âu có dân hơn 100 000 người vào khoảng:
A. từ năm 1840 đến năm 1850. B. từ năm 1800 đến năm 1850.
C. từ năm 1900 đến năm 1950. D. từ năm 1800 đến năm 1950.
Câu 5: Theo công ước về Luật biển quốc tế 1982, biển Việt Nam gồm các vùng:
A. nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
B. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế.
Câu 6: Địa hình Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là:
A. cao nguyên. | B. núi cao. |
C. trũng thấp. | D. đồng bằng. |
Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long có 3 loại đất chính nào?
A. Đất badan, đất phèn, đất mặn. | B. Đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn. |
C. Đất đỏ, đất badan, đất phù sa sông. | D. Đất feralit, đất phù sa sông, đất mặn. |
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về sông ngòi vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phong phú, đa dạng sinh học cao.
B. Nằm ở hạ lưu sông Mê Công.
C. Hệ thống kênh, rạch chằng chịt.
D. Hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu.
Câu 9: Lũ gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nào?
A. Mùa đông. | B. Mùa hè. | C. Mùa nồm. | D. Mùa mưa. |
Câu 10: Đặc điểm nào không đúng với vùng hạ châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng.
B. Có các giống đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải.
C. Có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.
D. Có độ cao từ 2 đến 4m so với mực nước biển.
Câu 11: Nước ta đã hình thành 3 cụm cơ khí lớn nào về đóng tàu?
A. Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
B. Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
Câu 12: Tính từ đất liền, các bộ phận thuộc vùng biển nước ta lần lượt là:
A. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.
B. vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.
C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
D. nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải.
Câu 13: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?
A. Kiên Giang. | B. Khánh Hòa. |
C. Bà Rịa - Vũng Tàu. | D. TP Hồ Chí Minh. |
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển, đảo của nước ta hiện nay là:
A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản.
B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người.
C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
D. Hoạt động du lịch.
Câu 15: Ý nghĩa của đô thị đối với phát triển trung tâm kinh tế là:
A. Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của các địa phương trong vùng.
B. Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.
C. Tác động đến quản trị cả vùng.
D. Thúc đẩy hoạt động giao lưu, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vùng.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam với diện tích tự nhiên 4.092,2 nghìn ha, trong đó 2.575,2 nghìn ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 62,9% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất lúa. Với những lợi thế đó, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung sản xuất lúa và trở thành vựa lúa số một cả nước.”
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Với diện tích đất nông nghiệp lớn và điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi), Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa số một của cả nước.
b) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của Đồng bằng sông Cửu Long có thể cung cấp đủ nước cho sản xuất lúa toàn vùng.
c) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn một nửa diện tích tự nhiên.
d) Việc tập trung vào sản xuất lúa khiến Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị phụ thuộc vào xuất khẩu gạo.
Câu 2: Cho đoạn thông tin:
“Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.
Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.”
a) Bờ biển Việt Nam kéo dài từ Nam ra Bắc với nhiều bãi cát rộng và phong cảnh đẹp.
b) Tiềm năng du lịch biển của Việt Nam không chỉ nằm ở bãi biển mà còn ở các đảo ven bờ có phong cảnh kì thú.
c) Sự đa dạng về bãi biển và đảo ven bờ của Việt Nam có thể là lợi thế để xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, cạnh tranh với các nước trong khu vực.
d) Sự phong phú của bãi biển và đảo ven bờ là cơ hội để phát triển du lịch xanh, nhưng cần có chính sách nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................