Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Đảo và quần đảo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở:
A. trong Vịnh Thái Lan. | B. phía Nam. |
C. vùng cửa sông Cửu Long. | D. phía Đông Nam. |
Câu 2: Đâu là ngành kinh tế biển hàng đầu ở nước ta hiện nay?
A. Khai thác hải sản. | B. Khai thác cây ăn quả. |
C. Khai thác cây lương thực. | D. Khai thác dầu khí. |
Câu 3: Đâu là ý nghĩa của đô thị đối với phát triển trung tâm chính trị - văn hóa - giáo dục?
A. Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của các địa phương trong vùng.
B. Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.
C. Tạo động lực phát triển kinh tế vùng.
D. Tăng tính liên kết trong hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng.
Câu 4: Trang phục hàng ngày và đi làm của cư dân vùng châu thổ sông Hồng thường là màu:
A. xanh. B. nâu. C. đỏ. D. trắng.
Câu 5: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?
A. 8 hải lý. | B. 10 hải lý. | C. 12 hải lý. | D. 14 hải lý. |
Câu 6: Phù sa của dòng sông nào dưới đây bồi đắp nên Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Sông Đồng Nai. B. Sông Mê Công.
C. Sông Thái Bình. D. Sông Hồng.
Câu 7: Đâu là ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Vật liệu xây dựng. B. Cơ khí nông nghiệp.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đông dân, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
B. Gia tăng dân số ở mức thấp.
C. Mật độ dân số trung bình thấp, tỉ lệ dân thành thị cao.
D. Cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trong lao động chiếm khá cao.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là:
A. xâm nhập mặn. B. cháy rừng.
C. triều cường. D. thiếu nước ngọt.
Câu 10: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A. Xây dựng hệ thống đê điều. B. Chủ động chung sống với lũ.
C. Tăng cường công tác dự báo lũ. D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 11: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần chủ động sống chung với lũ?
A. Lũ không có tác hại gì lớn, nhưng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế (bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...).
B. Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội mà con người không loại bỏ được, lũ mang đến những nguồn lợi kinh tế.
C. Lũ là một loại thiên tai có tính phổ biến mà đến nay con người vẫn chưa tìm ra được biện pháp để hạn chế tác hại.
D. Từ lâu đời, sinh hoạt trong mùa lũ là nét độc đáo mang bản sắc văn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?
A. Quảng Trị. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Ninh. D. Bình Thuận.
Câu 13: Đâu không phải là điều thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển của nước ta?
A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
B. Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.
C. Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.
D. Có nhiều cửa sông rộng.
Câu 14: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?
A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.
B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.
D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.
Câu 15: Vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng được thể hiện rõ nhất bắt đầu từ:
A. đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX. B. thế kỉ XVIII.
C. khoảng thế kỉ XX. D. thế kỉ XVIII đến nay.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam với diện tích tự nhiên 4.092,2 nghìn ha, trong đó 2.575,2 nghìn ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 62,9% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất lúa. Với những lợi thế đó, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung sản xuất lúa và trở thành vựa lúa số một cả nước.”
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Với diện tích đất nông nghiệp lớn và điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi), Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa số một của cả nước.
b) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của Đồng bằng sông Cửu Long có thể cung cấp đủ nước cho sản xuất lúa toàn vùng.
c) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn một nửa diện tích tự nhiên.
d) Việc tập trung vào sản xuất lúa khiến Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị phụ thuộc vào xuất khẩu gạo.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 2015 – 2020.
(Đơn vị: nghìn tấn)
2015 | 2017 | 2020 | |
Đồng bằng sông Cửu Long | 819,2 | 1169,1 | 2999,1 |
Cả nước | 1584,4 | 2250,5 | 5142,7 |
a) Sản lượng thủy sản cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2020.
b) Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước.
c) Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước:
d) Mặc dù sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhưng tỷ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước giảm từ năm 2015 đến năm 2020.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................