Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 05:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Đất phù sa sông của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở:

A. ven sông Tiền, sông Hậu.

B. dọc bờ biển phía Đông.

C. ven biển đảo Kiên Giang.

D. gần sông Vàm Cỏ Tây.

Câu 2: Đâu không phải điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đất, rừng.                                                   

B. Khí hậu, nước.

C. Biển và hải đảo.                                         

D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 3: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là:

A. bão và áp thấp nhiệt đới.

B. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

C. cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn.

D. đất bị bạc màu.

Câu 4: Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. đất nông nghiệp.

B. đất lâm nghiệp.

C. đất chuyên dùng.

D. đất ở.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.

B. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất.

C. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất.

D. Năng suất lúa cao nhất cả nước.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Lượng mưa lớn, tập trung từ tháng 3 đến tháng 9.

B. Chế độ nhiệt cao, ổn định, biên độ nhiệt năm nhỏ.

C. Khí hậu biểu hiện rõ tính chất cận xích đạo.

D. Tổng số giờ nắng cao, từ 2200 - 2700 giờ/năm.

Câu 7: Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có:

A. ba mặt giáp biển, ngư trường lớn.

B. nhiều vùng trũng ngập nước.

C. nhiều bãi triều và rừng ngập mặn.

D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

Câu 8: Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

A. Nước ngọt.                                                 

B. Phân bón.

C. Bảo vệ rừng ngập mặn.                               

D. Cải tạo giống.

Câu 9: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

A. Xây dựng hệ thống đê điều.

B. Chủ động chung sống với lũ.

C. Tăng cường công tác dự báo lũ.

D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.

Câu 10: Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.

B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.

C. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.

D. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.

Câu 11: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đẩy mạnh khai thác thủy sản khi có lũ về.

B. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.

C. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất.

D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 12: Tại sao tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên?

A. Việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.

B. Thượng nguồn không có nước chảy.

C. Nhà nước không chịu xả đập trên thượng nguồn đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.

D. Hiệu ứng nhà kính.

Câu 13: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần chủ động sống chung với lũ?

A. Lũ không có tác hại gì lớn, nhưng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế (bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...).

B. Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội mà con người không loại bỏ được, lũ mang đến những nguồn lợi kinh tế.

C. Lũ là một loại thiên tai có tính phổ biến mà đến nay con người vẫn chưa tìm ra được biện pháp để hạn chế tác hại.

D. Từ lâu đời, sinh hoạt trong mùa lũ là nét độc đáo mang bản sắc văn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.

B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

C. Mùa khô không rõ rệt.

D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.

Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển?

A. Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng.

B. Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.

C. Môi trường biển là không chia cắt được.

D. Môi đảo biển có tính biệt lập nhất định.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Cho đoạn thông tin:

“Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.”

a) Bờ biển Việt Nam kéo dài từ Nam ra Bắc với nhiều bãi cát rộng và phong cảnh đẹp.

b) Tiềm năng du lịch biển của Việt Nam không chỉ nằm ở bãi biển mà còn ở các đảo ven bờ có phong cảnh kì thú.

c) Sự đa dạng về bãi biển và đảo ven bờ của Việt Nam có thể là lợi thế để xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, cạnh tranh với các nước trong khu vực.

d) Sự phong phú của bãi biển và đảo ven bờ là cơ hội để phát triển du lịch xanh, nhưng cần có chính sách nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển.

Câu 2: Khi tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm học sinh đã đưa ra những nhận định như sau:

a) Đồng bằng sông Cửu Long không giáp với bất kì quốc gia nào.

b) Vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho giao thương với các nước Đông Nam Á.

c) Toàn bộ Đồng bằng sông Cửu Long đều chịu ảnh hưởng từ dòng chảy của sông Cửu Long.

d) Với diện tích khoảng 40.000 km², ĐBSCL là đồng bằng lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 13% diện tích cả nước, lớn hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay