Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. bảo vệ, phát triển rừng. B. xây dựng các hồ thủy lợi.
C. xây dựng đê, kè chắn sóng. D. di dân đến các vùng khác.
Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là
A. tạo thế mở hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư.
B. thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía tây.
D. tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế theo không gian.
Câu 3: Trong tương lai, để khai thác tốt tiềm năng và hướng đến mục tiêu bền vững, phát triển kinh tế biển, cần có những giải pháp nào sau đây?
Phát triển các ngành kinh tế biển, đảo sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái như công nghệ sinh học biển, du lịch biển,...
Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển liên vùng, quốc tế; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển các hoạt động kinh tế biển, đảo giữa các vùng trong nước và khu vực.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo đề phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tăng cường rác thải nhựa đại dương; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ven bờ.
A. (1); (3); (4). B. (2); (3); (4).
C. (1); (2); (4). D. (1); (2); (3).
Câu 4: Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?
A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.
B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.
C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.
D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.
Câu 5: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là
A. Phong Nha - Kẻ Bàng. B. Di tích Mĩ Sơn.
C. Cố đô Huế. D. Phố cổ Hội An.
Câu 6: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do
A. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ.
B. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
C. Bờ biển có các vũng, vịnh, đầm phá.
D. Có các dòng biển gần bờ.
Câu 7: Theo Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ phát triển vùng động lực miền Trung gồm những tỉnh thành ven biển nào?
A. Phan Thiết, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Nam.
B. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
C. Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Thừa Thiên Huế.
D. Nha Trang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Dung Quất.
Câu 8: Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của vùng.
Đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế biển, đảo.
Cơ cấu kinh tế đa dạng, đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Trung tâm, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Góp phần giải quyết việc làm.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Đầu mối quan trọng trong giao lưu quốc tế, điểm trung chuyển hàng hóa của Tây Nguyên và cửa ngõ ra biển của các nước thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây.
Số đáp án không đúng về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta?
A. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
B. Tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng.
D. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Câu 10: Sân bay quốc tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Cam Ranh. B. Quy Nhơn. C. Chu Lai. D. Đà Nẵng.
Câu 11: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. Khô hạn kéo dài. B. Đất đai thoái hóa.
C. Khí hậu phân hóa. D. Đất badan màu mỡ.
Câu 12: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
B. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
C. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.
D. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.
Câu 13: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì
A. Có biên giới kéo dài với Lào và Cam-pu-chia.
B. Giáp với vùng Duyên hải Nam trung Bộ.
C. Rất gần với TP Hồ Chí Minh.
D. Có nhiều rừng núi.
Câu 14: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do có
A. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn.
B. địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn.
C. lượng mưa dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc.
D. địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước.
Câu 15: Nông sản nổi tiếng ở Đà Lạt là
A. cây ăn quả, cà phê. B. cà phê và chè.
C. rau ôn đới và cây ăn quả. D. hoa và rau quả ôn đới.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................