Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT   

BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO     

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu như thế nào?   

  1. Là sự ưu tiên các tôn giáo có đông người theo hơn
  2. Là các tôn giáo đề có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều được bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ
  3. Được phép thực hiện các hoạt động tín ngưỡng ở bất kì nơi nào, bất kì địa điểm nào
  4. Được phép tổ chức các hoạt động tuyên truyền các nội dung không cho phép bởi pháp luật

 

Câu 2: Một số quy định cơ bản của nhà nước ta đối với các tôn giáo là gì?  

  1. Bình đẳng về quyền
  2. Bình đẳng về nghĩa vụ
  3. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Nhà nước chỉ cho phép một số tôn giáo được hoạt động tín ngưỡng trên lãnh thổ Việt Nam
  2. Các tôn giáo không được tư do đặt nơi thờ tự khi không được sự cho phép của pháp luật
  3. Những người theo tôn giáo khác nhau dù ở bất kì đâu nếu vi phạm luật cũng đều sẽ bị xử lí theo quy định
  4. Hành vi nghiêm cấm người theo tôn giáo không được thực hiện một số nghi thức cùng đại đa số người không theo tôn giáo

Câu 4: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, là nội dung của bình đẳng?

  1. Giữa các tôn giáo
  2. Giữa các tín ngưỡng
  3. Giữa các chức sắc tộc
  4. Giữa các tín đồ

Câu 5: Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

  1. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học
  2. Tổ chức các lớp giáo lí cho người theo đạo
  3. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo
  4. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo

Câu 6: Việc làm nào dưới đây không đúng với trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

  1. Tổ chức các hoạt động từ thiện tại địa phương
  2. Tham gia đầy đủ các hoạt động lễ hội của tôn giáo mình
  3. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư
  4. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chiến tranh

Câu 7: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chứ tôn giáo được gọi là?

  1. Hoạt động tôn giáo
  2. Hoạt động tín ngưỡng
  3. Hoạt động mê tín dị đoan
  4. Hoạt động sùng bái

Câu 8: Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại của những bản chất siêu nhiên gọi là gì?

  1. Mê tín
  2. Mê tín dị đoan
  3. Tín ngưỡng
  4. Sùng bái

Câu 9: Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận gọi là?

  1. Cơ sở tôn giáo
  2. Tổ chức tín ngưỡng
  3. Hoạt động tôn giáo
  4. Hoạt động tín ngưỡng

Câu 10: Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận gọi là?   

  1. Tổ chức tôn giáo
  2. Tổ chức tín ngưỡng
  3. Hoạt động tôn giáo
  4. Hoạt động tín ngưỡng

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật của nước ta?

  1. Tôn trọng các tín ngưỡng tôn giáo của mọi người
  2. Thể hiện các việc làm tốt đời đẹp đạo
  3. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác không theo hoặc tin tưởng theo tín ngưỡng tôn giáo của mình
  4. Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân kể cả khi theo một tôn giáo nhất định

Câu 2: Nhận định sau đây là đúng hay sai “Người có tôn giáo khi vi phạm pháp luật sẽ không bị xử phạt như những người không theo tôn giáo”. 

  1. Đúng vì tôn giáo khác nhau nên cách xử phạt cũng sẽ khác nhau
  2. Đúng vì người theo tôn giáo sẽ có các hình phạt riêng biệt không giống với những người không theo tôn giáo
  3. Sai vì pháp luật đã quy định dù có thuộc tôn giáo nào khi vị phạm sẽ vẫn bị xử lí theo quy định của pháp luật đã ban hành
  4. Sai vì người theo tôn giáo sẽ bị phạt nặng hơn những người không theo tôn giáo

Câu 3: Việc thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo cho thấy đường lối chủ trương như thế nào của Đảng và Nhà nước?

  1. Thể hiện sự chia rẽ giữa các tín ngưỡng trong một Quốc gia dân tộc
  2. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng
  3. Tạo điều kiện để các tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc
  4. Đáp án B và C đúng

Câu 4: Đâu là hành vi thực hiện tốt các quy định mà nhà nước đã ban hành cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo?   

  1. Kích động các cuộc bạo loạn đòi quyền tự do trong vấn đề tôn giáo
  2. Tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo mà Nhà nước đã quy định
  3. Không tham gia, hòa đồng với những người không theo tôn giáo
  4. Thực hiện các hành vi chia rẽ đoàn kết các dân tộc

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai?

  1. Người theo tôn giáo sẽ không được phép đi đến, tham gia vào các sự kiện được tổ chức bởi người không theo tôn giáo
  2. Ngoài việc thực hiện tốt các nội quy của giáo hội, người theo tôn giáo còn thực hiện được rất nhiều các hoạt động thiện nguyện đáng khích lệ
  3. Người theo tôn giáo được hưởng các quyền lợi và có các trách nhiệm với Nhà nước và xã hội như những người không theo tôn giáo
  4. Được quyền lên tiếng để đòi lại các lợi ích thuộc về mình

Câu 6: Người theo tôn giáo được phép làm gì trong các việc làm dưới đây?

  1. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo
  2. Xuất bản kinh sách và xuất bản ấn phẩm khác về tôn giáo
  3. Dùng các lời lẽ miệt thị những người không theo tôn giáo
  4. Đáp án C sai

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Theo em, các việc làm nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

  1. Đọc các sách báo tìm hiểu về các loại hình tôn giáo khác nhau
  2. Công dân không phân biệt tôn giáo đều được phép học tập, rèn luyện và phát triển bản thân
  3. Mọi công dân dù theo bất kì tôn giáo nào cũng sẽ cùng hướng tới một lí tưởng tốt đẹp nhất, giúp cuộc sống tinh thần phát triển hơn
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 2: Bà A là người theo giáo hội Phật giáo, bà A thường có các lời lẽ không tốt đẹp để nói về các hoạt động truyền giáo của các giáo phái khác. Theo em, việc làm của bà A đã thể hiện tốt về quyền bình đẳng của các tôn giáo hay chưa?

  1. Bà A đã thực hiện tốt về các quyền thuộc tôn giáo mà bà A đang theo
  2. Bà A chưa thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo do còn có các hành động, lời lẽ chưa phù hợp, miệt thị tôn giáo khác
  3. Hành động của bà A thể hiện bà A là một người rất nhân văn trong các thể hiện tôn giáo mà mình đang theo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Khi được chị H ngỏ lời muốn lấy chồng, bố của chị H là ông M đã ngăn cản kịch liệt việc không cho chị kết hôn với người khác đạo. Hành vi của ông M đã xâm phạm đến quyền bình đẳng của ai?

  1. Giữa các địa phương
  2. Giữa các nhà thờ
  3. Giữa các tôn giáo
  4. Giữa các gia đình

Câu 4: Ở địa phương có xuất hiện một số người lạ mặt đưa tiền cho người dân nhằm xúi giục người dân theo đạo lạ. Trong trường hợp này người dân nên ứng xử như thế nào để không vị vi phạm pháp luật?

  1. Nhận tiền và thu hút mọi người tham gia
  2. Không nhận tiền và thông báo đến chính quyền địa phương
  3. Không quan tâm
  4. Được trả tiền nhưng không tham gia

Câu 5: Khi biết con trai L có tình cảm với M, mẹ của L đã phản đối kịch liệt vì hai người không có cùng tôn giáo. Theo em mẹ của L đã vi phạm về quyền bình đẳng giữa các?   

  1. Gia đình
  2. Truyền thống
  3. Tôn giáo
  4. Dân tộc

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Bà A theo một tôn giáo khác khi có lần được bà B dẫn đi đến một buổi sinh hoạt chung của tôn giáo khác, bà A tỏ thái độ không thích thú với những gì mà mình được nghe giảng, theo em hành vi của bà A có thể hiện được sự tôn trong văn hóa hay không?  

  1. Việc làm của bà A không thể hiện được sự tôn trọng giữa các tôn giáo
  2. Việc làm của bà A thể hiện sự tôn trọng tôn giáo mà mình đang theo
  3. Hành động của bà A không được có văn hóa khi tỏ ý không thích những điều mà mình được truyền dạy
  4. Hành động của bà A là đang không tôn trọng bà B

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay