Trắc nghiệm bài 1 KNTT: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGBÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa như thế nào?
- Các hành động giúp đỡ nhau cùng đạt được mục tiêu chung
- Là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được mục đích mà mình muốn có được
- Là hành vi thực hiện tất cả vì mục tiêu chung của cả tập thể không quan tâm đến bản thân mình
- Là hành vi dùng địa vị của mình để uy hiếp một thế lực nhỏ bé để nhằm mục đích chiếm đoạt đi các nguồn lợi về kinh tế
Câu 2: Trong nền kinh tế thị, hoạt động doanh của các chủ thể kinh tế được quy định như thế nào?
- Phải xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo như các quy ước đã được thiết lập sẵn
- Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường
- Các chủ thể kinh tế chỉ được mua các mặt hàng được cấp phép bởi các hiệp hội kinh doanh
- Các hoạt động mua bán phải được cấp phép thực hiện thông qua một bên trung gian
Câu 3: Cạnh tranh kinh tế là gì?
- Là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế
- Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa
- Là các hành vi kinh doanh tiêu cực trên thị trường
- Là hành động không được khuyến khích khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Câu 4: Cạnh tranh diễn ra do các nguyên nhân nào?
- Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh à nguồn cung trên thị trường tăng lên à cạnh tranh để tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường
- Các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của mình, mỗi chủ thể lại có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất là chất lượng sản phẩm khác nhau à sự cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng sản phẩm
- Cả đáp án A và B đều đúng
- Cả đáp án A và B đều sai
Câu 5: Các chủ thể kinh tế không ngừng cạnh tranh về giá cả và chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường đối tượng hưởng lợi từ đó có thể là ai?
- Người đóng vai trò điều tiết trong nền kinh tế thị trường
- Người tiêu dùng
- Người nhập các nguyên liệu sản xuất
- Các chủ thể kinh tế khác
Câu 6: Cạnh tranh lành mạnh là như thế nào?
- Là sự cạnh tranh ngầm nhằm phá hoại đối thủ kinh doanh của mình bằng các cách bỉ ổi
- Là sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh
- Sử dụng các thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằmg loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường
- Là thực hiện các chiêu trò không chính đáng để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh
Câu 7: Việc cạnh tranh lành mạnh đem lại những lợi ích gì?
- Tạo động lực cho sự phát triển
- Tạo môi trường kinh doanh luôn nhộn nhịp
- Có điều kiện để ứng dụng được các khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ của người lao động
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào?
- Là những hành vi cạnh tranh trái với quy định của pháp luật, không thiện chí, có tác động xấu đến đời sống xã hội
- Là các hành vi cạnh tranh có chuẩn mực, không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong thị trường kinh tế
- Là hình thức cạnh tranh tạo được sự cọ xát giữ a các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Để cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường, các chủ thể kinh tế cần phải áp dụng điều gì quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
- Áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật
- Học hỏi các phương thức làm việc, cải tiến cách làm việc
- Đáp án A và B đều đúng
- Đáp án A và B đều sai
Câu 10: Đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chúng ta cần có thái độ như thế nào?
- Cần phê pháp, lên án và ngăn chặn
- Không cần để ý đến các hành động kinh doanh không chín chắn
- Khuyến khích
- Tích cực học hỏi
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao các chủ thể kinh tế cần phải cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế trị trường?
- Để loại bỏ bớt một số đối thủ
- Để có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu được các lợi ích tối đa
- Để triệt phá việc kinh doanh của đối thủ
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa việc cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?
- Chúng đều là cạnh tranh không có sự khác nhau nào hết
- Cạnh tranh lành mạnh tạo được ra giá trị tích cực thúc đẩy nhu cầu của xã hội, cạnh tranh không lành mạnh có thể có các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội
- Việc cạnh tranh lành mạnh được khuyến khích để tạo ra mô trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh không lành mạnh nên bị lên án, phê phán
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng?
- Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó
- Cạnh tranh lành mạnh là tìm được cách làm cho đối thủ của mình không có chỗ đứng trên thị trường
- Muốn cạnh tranh lành mạnh trước hết, cần phải tôn trọng đối thủ
- Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có nền kinh tế thị trường phát triển
Câu 4: Vì sao các các chủ thể có cùng một mặt hàng trên thị trường lại có xu thế cạnh tranh quyết liệt hơn?
- Vì họ phải chia sẻ với nhau nguồn nguyên liệu, khách hàng, đầu ra sản phẩm
- Vì họ có chung mục tiêu kinh doanh
- Vì họ không muốn có các rủi ro trong quá trình kinh doanh
- Vì cùng ngành nên các hình thức cạnh tranh lại vô cùng đa dạng
Câu 5: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?
- Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội
- Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội
- Mang lại những chuyển biến tích cực đế thị trường kinh doanh
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Nếu thị trường kinh tế thiếu đi sự cạnh tranh sẽ như thế nào?
- Các chủ thể kinh tế sẽ có được nguồn lợi nhuận thích đáng thuộc về mình
- Sẽ không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Nền kinh tế thị trường sẽ không có động lực để phát triển
- Các đối thủ của nhau trên nền kinh tế thị trường sẽ không có cơ hội để chạm trán với nhau
3. VẬN DỤNG
Câu 1: “Doanh nghiệp của anh H tổ chức các đợt tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên định kì”, theo em cạnh tranh có vai trò như thế nào trong trường hợp trên?
- Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động
- Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế
- Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
- Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại để có thể đạt được tiến độ sản xuất
Câu 2: Hộ ông T có một chuỗi kinh doanh hải sản tươi sống, đối thủ của ông T là ông K cũng có hình thức kinh doanh tương tự. Để có thể vượt qua được hộ ông K, ông T thuê người tung tin đồn thất thiệt về chất lượng nguồn hải sản nhà ông K, khiến hộ nhà ông K mất khách trong một thời gian dài. Cách thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh hay chưa?
- Cách cạnh tranh của ông T đã mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kể
- Hình thức cạnh tranh của hộ ông T không được coi là hình thức cạnh tranh lành mạnh vì đã làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của nhà ông K
- Hình thức cạnh tranh của hộ ông T đã giúp ông K có được thêm bài học quan trọng trong việc làm ăn và kinh doanh
- Hình thức cạnh tranh của ông T làm cho thị trường kinh tế thị trường ngày một phát triển rộng mở
Câu 3: Cạnh tranh mang lại những vai trò nào trong trường hợp sau đây “Hãng bánh H mới tung ra thị truòng một loại bánh mới chất lượng được cải tiến vượt bậc cùng giá thành vô cùng cạnh tranh”?
- Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn hàng đắt đỏ
- Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với nguồn sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành phải chăng
- Người tiêu chịu tác động tiêu cực do các hãng bánh cạnh tranh khốc liệt với nhau
- Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế
Câu 4: Công ty may mặc P tham khảo nhập các thiết bị may mặc hiện đại với công suất làm việc đáng kinh ngạc để áp dụng cho nhân viên trong công xưởng sử dụng. Việc cạnh tranh đã tạo ra điều gì trong tình huống vừa nêu?
- Để cạnh tranh được với các đối thủ, chủ thể kinh tế không cần thay đổi bất cứ điều gì trong quá trình làm việc
- Cạnh tranh khiến các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức sản xuất, áp dụng các máy móc hiện đại để có thể tạo ra năng suất cao hơn
- Việc cạnh tranh đã khiến công ty P thay đổi hình thức kinh doanh mới
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Từ khi xác định được định hướng hình thức kinh doanh của mình ông T luôn nghiên cứu rất nghiêm túc hình thức kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, để có hướng cạnh tranh phù hợp. Theo em, hình thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh chưa, vì sao?
- Ông T có các hình thức cạnh tranh trong kinh doanh lành mạnh vì ông T không làm gì trái với luật pháp hiện hành quy định, không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối thủ
- Việc kinh doanh của ông T chưa có hình thức cạnh tranh phù hợp để mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh
- Ông T có hình thức cạnh tranh phù hợp trong kinh doanh
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Công ty N và M là đối thủ của nhau trong cùng một lĩnh vực. Công ty M luôn tìm cách để cải tiến chất lượng sản phẩm của, mỗi lần công ty M có kế hoạch ra sản phẩm mới là công ty N lại cho người dò thăm để lấy ý tưởng và cho ra sản phẩm tương tự để cạnh tranh. Theo em, công ty M nên làm gì để có thể giữ được được các ý tưởng của mình đồng thời không bị công ty N ảnh hưởng?
- Công ty M nên bảo mật thông tin về các ý tưởng của mình, nên có các hình thức quảng cáo về sản phẩm sắp ra của mình để công chúng có thể xem và nhận dạng được nhãn hiệu của mình
- Dùng các hình thức tương tự để làm xấu đi thương hiệu của công ty N
- Công ty nên đưa ra một sản phẩm với chất lượng tốt hơn để có thể làm cho công ty N không kịp trở tay
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Công ty H kinh doanh mặt hàng gốm sứ nhưng do mới vào ngành nên chưa có nhiều khách hàng biết đến tên tuổi của công ty H. Công ty H có đăng tải các quảng cáo về sản phẩm mình, trong các quảng cáo của công ty luôn đề cao chất lượng sản phẩm của công ty mình và đem một số sản phẩm vô danh nhưng lại gắn mác của công ty đối thủ để làm căn cứ so sánh nhằm mục đích đẩy cao danh tiếng cho sản phẩm của công ty, hạ thấp sản phẩm của đối thủ. Em có suy nghĩ như thế nào về hành vi cạnh tranh của công ty H?
- Công ty H đã áp dụng rất chẩun mực các biện pháp để đưa tên tuổi của sản phẩm công ty mình lên cao
- Hành động của công ty H đáng được những công ty mới thành lập học tập để nâng cao danh tiếng cho công ty của mình
- Hành động quảng cáo về sản phẩm của công ty H là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Những hành động của công ty H không làm khách hàng có thiện cảm về sản phẩm của công ty do công ty mới thành lập