Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 kết nối Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN   

BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ      

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết quyền bầu cử đối với công dân là quyền như thế nào?

  1. Là quyền thực hiện một nghĩa vụ quan trọng trong việc phát triển đất nước
  2. Là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước
  3. Là quyền được ứng cử bản thân vào các vị trí phù hợp với trình độ của mình trong cơ quan công quyền của Nhà nước
  4. Là quyền được thực hiện các công việc liên quan đến bộ máy chính trị của nhà nước

 

Câu 2: Em hãy hãy cho biết một số quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?  

  1. Công dân có thể ứng cử vào Quốc hội khi đủ 20 tuổi
  2. Phân cấp về quá trình bầu cử
  3. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội
  4. Ai không muốn có thể không tham gia bầu cử

Câu 3: Việc ứng cử vào đại biểu quốc hội đóng vai trò như thế nào đối với mỗi công dân?

  1. Người đủ 16 tuổi trở lên
  2. Người đủ 18 tuổi trở lên
  3. Người đủ 20 tuổi trở lên
  4. Người đủ 21 tuổi trở lên

Câu 4: Nội dung nào sau đây không được trưng cầu ý dân?

  1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp
  2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của quốc gia
  3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hôj có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước
  4. Tất cả 3 vấn đề trên

Câu 5: Công dân nước Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia ứng cử vào Quốc hội?

  1. Từ đủ 20 tuổi trở lên
  2. Từ đủ 21 tuổi trở lên
  3. Từ đủ 22 tuổi trở lên
  4. Từ đủ 23 tuổi trở lên

Câu 6: Công dân có các nghĩa vụ gì về bầu cử và ứng cử?

  1. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử
  2. Không tôn trọng quyền của người khác về việc bầu cử và ứng cử
  3. Lợi dụng quyền bầu cử và ứng cử để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của người khác
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Hành vi nào dưới đây bị Luật trưng cầu ý dân nghiêm cấm?

  1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân
  2. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân
  3. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu
  4. Cả ba hành vi trên

Câu 8: Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?

  1. Chủ tịch nước
  2. Chính phủ
  3. Quốc hội
  4. Tòa án nhân dân tối cao

Câu 9: Hành vi nào sau đây là không đúng?

  1. Tuân thủ các quy tắc kiểm phiếu tại Hội đồng bầu cử
  2. Tham gia bầu cử Quốc hội khi đủ tuổi
  3. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc để mang lại lợi ích cho một cá nhân trong kì bầu cử Quốc hội
  4. Tự tay mình viết phiếu để đem đi bầu cử

Câu 10: Người thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân sẽ bị truy cứu như thế nào?   

  1. Bị truy cứu theo khung hình phạt cao nhất của Quốc hội
  2. Bị kỉ luật
  3. Có thể bị kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Hành nào sau đây là đúng?

  1. Anh A đi làm ăn xa, nên đã để em trai mình thay đi bầu cử
  2. Chị A đăng các thông tin sai lệch về tình hình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lên mạng xã hội
  3. Ông P yêu cầu người thân không bầu cho một ứng cử viên mà mình không ưa thích
  4. Tự tay viết phiếu để đem bầu cho ứng cử viên mà mình thấy xứng đáng

Câu 2: “Chỉ cần đủ 18 tuổi thì công dân có thể tham gia vào bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, theo em, ý trên có đúng hay không? 

  1. Ý kiến trên là sai vi không phải ai cũng có thể tham gia bầu cử
  2. Ý kiến trên là đúng vì chỉ cần đủ 18 tuổi công dân sẽ có quyền tham gia và việc bầu cử
  3. Ý kiến trên là đúng nhưng chưa đủ, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự có thể tham gia vào bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?

  1. Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử
  2. Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri
  3. Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri
  4. Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh

Câu 4: Theo em, đối với những người không thể tự tay viết phiếu để đi bầu cử thì sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình như thế nào?

  1. Có thể nhờ ứng cử viên viết hộ và thực hiện bỏ phiếu
  2. Có thể nhờ người khác viết phiếu hộ, nhưng phải đảm bảo tuyệt đối bí mật và người cử tri phải tự mình bỏ phiếu
  3. Có thể dùng phiếu của người khác để bầu cử
  4. Nhờ một người khác viết phiếu và bỏ phiếu giúp mình

Câu 5: Theo em, mỗi cử tri có quyền bỏ bao nhiêu phiếu bầu tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

  1. Mỗi cử tri chỉ được phép bỏ một phiếu bầu tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân
  2. Mỗi cử tri được phép bỏ một phiếu tại Quốc hội và một phiếu tại Hội đồng nhân dân các cấp
  3. Mỗi cử tri được bỏ không giới hạn số phiếu
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Theo em, khi phát hiện các hành vi gian lận trong việc bỏ phiếu tại cuộc bầu cử, mọi người nên làm gì?

  1. Nếu các hành vi đó liên quan đến quyền lợi của mình thì mới cần quan tâm
  2. Cần phải thông báo về các hành động gian lận cho các những người có chức năng thẩm quyền để kiểm soát được các hành vi sai trái đó
  3. Không quan tâm đến các hành vi phá hoại của người khác
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Anh P đang bị phạt án treo thì có được ghi tên vào thẻ bầu cử không?

  1. Những công dân bị hình phạt án treo vẫn có tên trong danh sách cử tri và có quyền được bầu cử
  2. Nếu đang trong quá trình phạt án treo công dân không được phép tham gia bầu cử
  3. Nếu vi phạm pháp luật thì không được tham gia bầu cử
  4. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 2: Con trai ông T năm nay 18 tuổi nhưng cháu mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, ông T thắc mắc con trai của mình có được tham gia bầu cử hay không?

  1. Con ông T sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri vì không đủ trách nhiệm hành vi dân sự
  2. Con ông T có thể để người giám hộ đi bầu cử giúp
  3. Ông T có thể thay con đi bầu cử
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Chị H đi bầu cử, chị chia sẻ tên các ứng cử viên mà mình sẽ bầu cho chị T xem. Hành vi của chị H đã thực hiện đúng quyền bầu cử của công dân chưa?

  1. Chị H đã làm đúng chức trách của mình khi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử
  2. Chị H chưa thực hiện đúng quyền bầu cử của mình vì đã đã không giữ bí mật về các ứng cử mình sẽ bầu cho
  3. Đáp án A đúng và đáp án B sai
  4. Đáp án A sai và đáp án B đúng

Câu 4: Vì quá bận nên anh K đã nhờ người nhà đi bỏ phiếu bầu cử giúp, theo em hành động của ông K đã làm đúng nghĩa vụ của công dân đi bầu cử của công dân chưa?

  1. Anh K đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân trong việc đi bầu cử, vì vẫn tham gia đi bầu cử đầy đủ
  2. Anh K chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đi bầu cử của mình vì đã nhờ người khác đi bầu cử thay, đây là hành vi không được cho phép bởi luật bầu cử
  3. Anh K thực hiện tốt nhiệm vụ bầu cử của mình vì dù bận cũng nhờ người đến bỏ phiếu giúp mình
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Anh T bị thương tật cả hai tay, đến ngày bầu cử anh vẫn có tên trong danh sách cử tri đi bầu cử nhưng do tay không viết được nên anh vẫn chưa thể bỏ phiếu. Theo em trường hợp của anh T có thể thực hiện bầu cử như thế nào?

  1. Anh có thể nhờ người khác tích phiếu cho mình đem đi bầu
  2. Anh có thể nhờ người thân viết phiếu hộ nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật để anh đem đi bầu
  3. Đáp án A đúng B sai
  4. Đáp án A sai B đúng

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Anh T có trình độ học vấn tốt, lí lịch rõ ràng, anh muốn tham gia ứng cử vào Hội đồng dân các cấp tại địa phương mình. Anh B là bạn của anh T nói với anh rằng không phải ai cũng đủ điều kiện ứng cử vì đa số các ứng cử viên đều đã được định đoạt từ trước. Theo em, suy nghĩ của anh B có đúng không?

  1. Suy nghĩ của anh B là đúng vì hầu hết các ứng cử viên đã được chọn lọc từ trước chứ các người dân bình thường không có khả năng ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp
  2. Suy nghĩ của anh B là sai vì công dân đủ tuổi ứng cử có đủ các yếu tố cần thiết đều có thể tham gia ứng cử
  3. Việc ứng cử sẽ gặp muôn vàn khó khăn nên anh T nên suy nghĩ lại về việc có nên ứng cử hay không
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay