Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều Bài 9: Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều (theo chương trình sửa đổi mới nhất). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất
CHỦ ĐỀ 5: VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
BÀI 9: THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
Câu 1: Thạt Luổng được xây dựng vào thời kỳ nào?
A. Thế kỉ XIII.
B. Thế kỉ XIV.
C. Thế kỉ XVI.
D. Thế kỉ XVIII.
Câu 2: Thạt Luổng được xây dựng dưới triều vua nào?
A. Pha Ngừm.
B. Xệt-tha-thi-lạt.
C. Ra-ma I.
D. Gia Long.
Câu 3: Thạt Luổng là công trình kiến trúc tôn giáo thuộc tôn giáo nào?
A. Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Hin-đu giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 4: Tôn giáo nào được truyền bá vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ XIII?
A. Phật giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 5: Thạt Luổng thuộc quốc gia nào?
A. Thái Lan.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Việt Nam.
Câu 6: Phật giáo và Hin-đu giáo được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận từ đâu?
A. Ấn Độ.
B. Trung Hoa.
C. Ả Rập.
D. Châu Âu.
Câu 7: Tôn giáo nào đến Đông Nam Á từ thế kỉ XVI?
A. Hồi giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 8: Người Việt chủ yếu tiếp nhận tôn giáo và tư tưởng nào?
A. Nho giáo và các tôn giáo từ Trung Hoa, Ấn Độ.
B. Hin-đu giáo và Phật giáo.
C. Hồi giáo và Đạo giáo.
D. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
Câu 9: Chữ Nôm của người Việt được hình thành trên cơ sở tiếp thu từ hệ thống chữ nào?
A. Chữ Khmer.
B. Chữ Hán.
C. Chữ Môn.
D. Chữ Phạn.
Câu 10: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn học từ các khu vực nào?
A. Châu Âu và Châu Phi.
B. Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập và phương Tây.
C. Nhật Bản và Hàn Quốc.
D. Hy Lạp và La Mã.
Câu 11: Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Việt Nam.
B. Cam-pu-chia.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12: Văn học viết ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ nào?
A. Thế kỉ V–VII.
B. Thế kỉ VI–IX.
C. Thế kỉ XV–XVIII.
D. Thế kỉ X–XIII.
Câu 13: Tác phẩm "Đẻ đất đẻ nước" là sử thi của dân tộc nào?
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Thái Lan.
Câu 14: Nhà sàn là loại hình kiến trúc phổ biến của cư dân vùng nào?
A. Đông Nam Á.
B. Trung Đông.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
Câu 15:……………………………….
……………………………….
……………………………….
TRẮC NGHIỆM Đ – S:
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Thạt Luổng được xây vào thế kỉ XVI dưới triều vua Xệt-tha-thi-lạt là tháp Phật giáo lớn nhất ở Lào và cũng là một trong những công trình tháp Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á.”
a) Thạt Luổng là biểu tượng quốc gia của Thái Lan.
b) Thạt Luổng có ý nghĩa lớn đối với văn hóa – tôn giáo Lào.
c) Công trình này được xây dựng từ thế kỉ XIII.
d) Thạt Luổng thể hiện sự phát triển rực rỡ của văn minh Đông Nam Á.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Đông Nam Á là nơi hội tụ các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Những tôn giáo này có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống của cư dân trong khu vực.”
a) Đông Nam Á chỉ chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Hồi giáo.
b) Tôn giáo có ảnh hưởng rõ nét đến đời sống cư dân trong khu vực.
c) Không có quốc gia nào ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo.
d) Đông Nam Á là nơi hội tụ của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Văn học Đông Nam Á ra đời muộn hơn so với nhiều khu vực văn minh khác. Phải đến khoảng từ thế kỉ X đến XIII, nhiều quốc gia Đông Nam Á mới bắt đầu hình thành nền văn học viết của riêng mình. Dù phát triển muộn nhưng văn học khu vực này lại rất phong phú, phản ánh đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử và tâm tư tình cảm của con người. Một số tác phẩm tiêu biểu gồm Truyện Kiều (Việt Nam), Truyện sử Me-lay-u (Ma-lay-xi-a),... Ngoài ra, văn học dân gian như sử thi, truyền thuyết cũng rất phát triển từ trước đó.”
a) Văn học viết Đông Nam Á phát triển từ đầu Công nguyên.
b) Truyện Kiều là một tác phẩm tiêu biểu của văn học dân gian Đông Nam Á.
c) Văn học viết xuất hiện muộn nhưng phản ánh rõ nét đời sống văn hoá khu vực.
d) Tác phẩm Truyện sử Me-lay-u là đại diện văn học viết của Ma-lay-xi-a.
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Trong các loại hình kiến trúc ở Đông Nam Á, nhà sàn là kiểu kiến trúc dân gian nổi bật, phản ánh sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên. Được xây dựng trên các cột cao, nhà sàn giúp chống ẩm thấp, côn trùng, lũ lụt và phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Kiến trúc này xuất hiện ở nhiều vùng trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,... và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay trong đời sống của nhiều cộng đồng dân cư.”
a) Nhà sàn là kiểu kiến trúc phổ biến ở vùng sa mạc Trung Đông.
b) Nhà sàn giúp cư dân thích ứng với môi trường sống và khí hậu khắc nghiệt.
c) Nhà sàn chỉ tồn tại trong quá khứ và hiện nay không còn sử dụng.
d) Kiến trúc nhà sàn phản ánh sự sáng tạo trong sinh hoạt của người Đông Nam Á.
Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Kiến trúc tôn giáo ở Đông Nam Á vô cùng phong phú, bao gồm chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, nhà thờ, thánh đường,... Những công trình này chịu ảnh hưởng rõ rệt từ các nền kiến trúc Ấn Độ, Trung Hoa, Hồi giáo và phương Tây. Chẳng hạn, kiến trúc Phật giáo như tháp Thạt Luổng (Lào), kiến trúc Hin-đu giáo như quần thể Angkor Wat (Cam-pu-chia), hay các thánh đường Hồi giáo ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a đều phản ánh sự hòa trộn độc đáo giữa văn hóa bản địa và du nhập.”
a) Kiến trúc tôn giáo Đông Nam Á chỉ giới hạn trong Phật giáo.
b) Angkor Wat là một công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu.
c) Đông Nam Á có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.
d) Kiến trúc tôn giáo phản ánh sự giao lưu văn hóa sâu rộng của khu vực.
Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á phát triển rất sớm và đạt trình độ cao với nhiều tác phẩm chạm khắc công phu, tinh xảo. Chủ đề chính trong điêu khắc thường gắn với tôn giáo, đặc biệt là các bức tượng thần, tượng Phật, các phù điêu mô tả truyền thuyết, sự tích hoặc thể hiện quyền uy của nhà vua. Nhiều tác phẩm mang đậm ảnh hưởng Ấn Độ hoặc Trung Hoa, nhưng vẫn có nét đặc trưng bản địa.”
a) Tượng thần và tượng Phật là những đề tài phổ biến trong điêu khắc Đông Nam Á.
b) Các tác phẩm điêu khắc không liên quan đến yếu tố tôn giáo.
c) Điêu khắc Đông Nam Á hoàn toàn không chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ.
d) Tác phẩm điêu khắc thường được làm tỉ mỉ, phản ánh trình độ thẩm mỹ cao.
Câu 7: ……………………………….
……………………………….
……………………………….