Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 4:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Với vị trí địa lý và tài nguyên phong phú của Biển Đông, Việt Nam có thể khai thác phát triển nhiều ngành mũi nhọn, ngoại trừ
A. giao thông hàng hải. | B. du lịch biển. |
C. công nghiệp khai khoáng. | D. chăn nuôi gia cầm. |
Câu 2. Ngành kinh tế nào sau đây của Biển Đông được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp?
A. Du lịch biển. | B. Nuôi trồng thủy, hải sản. |
C. Khai thác khoáng sản. | D. Đánh bắt cá. |
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò quan trọng của Biển Đông về mặt kinh tế?
A. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
B. Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hải nhộn nhịp thứ hai thế giới.
C. Các nước Đông Nam Á ven biển hưởng lợi trực tiếp về kinh tế từ biển Đông.
D. Các nước ven biển Đông có hoạt động khai thác hải sản và dầu khí sôi động.
Câu 4. Ở Việt Nam, những cảng lớn nào sau đây được xây dựng dọc bờ biển, giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế?
A. Cảng Đồng Nai, cảng Đà Nẵng, cảng Long An.
B. Cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn.
C. Cảng Vũng Áng, cảng Hà Nội, cảng Hội An.
D. Cảng Long Bình, cảng Hưng Yên, cảng Cam Ranh.
Câu 5. Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 6. Về quốc phòng, an ninh, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Là tuyến phòng thủ từ phía đông của đất nước.
B. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng.
C. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược.
D. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.
Câu 7. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, quốc gia nào đại diện cho quyền lợi của Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Trung Quốc. | B. Anh. | C. Pháp. | D. Mỹ. |
Câu 8. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực nào sau đây?
A. Châu Phi. | B. Châu Mĩ. | C. Châu Âu. | D. Châu Á. |
Câu 9. Ở khu vực Biển Đông, các nước có những hoạt động kinh tế nào?
A. Thương mại, nông nghiệp, luyện kim.
B. Ngân hàng, nông nghiệp, chế tạo ô tô.
C. Thương mại, khai thác hải sản và dầu khí, du lịch.
D. Khai thác hải sản và dầu khí, nông nghiệp, luyện kim.
Câu 10. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?
A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Câu 11. Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đem lại lợi ích to lớn ở thềm lục địa Việt Nam là
A. dầu khí. | B. gỗ lim. | C. cánh kiến. | D. đồi mồi. |
Câu 12. Quốc gia nào sau đây tiếp giáp với Biển Đông?
A. Xin-ga-po. | B. Pháp. | C. Lào. | D. Ấn Độ. |
Câu 13. Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông có đặc điểm như thế nào?
A. xuất hiện quá trình giao thoa giữa các nền văn minh lớn trong lịch sử thế giới.
B. tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của thế giới.
C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất của thế giới.
D. có vị trí trung tâm trên con đường Tơ lụa trên biển.
Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông?
A. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Á.
B. Biển Đông có hàng trăm loài sinh vật, bao gồm cả động vật và thực vật.
C. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.
D. Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội đa dạng.
Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông?
A. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Á.
B. Biển Đông có hàng trăm loài sinh vật, bao gồm cả động vật và thực vật.
C. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.
D. Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội đa dạng.
Câu 16. ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” (năm 1979, 1981, 1988) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Ngày 14 – 3 – 1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang tại Trường Sa và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4 – 2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa”.
(Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
NXB Chính trị quốc gia, 2013, tr.46)
a. Trong các thập niên 80 - 90 của thế kỉ XX, Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng”, đấu tranh về pháp lý để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã từng bị Trung Quốc gây xung đột vũ trang nhằm xâm chiếm.
c. Trong Tuyên bố của mình năm 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định sẽ đáp trả về quân sự đối với hành động gây xung đột vũ trang của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.
d. Một trong những biện pháp để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam là thành lập các đơn vị hành chính tại quần đảo này.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Quần đảo Hoàng Sa (trực thuộc huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng) bao gồm hai nhóm đảo chính: nhóm phía tây (nhóm Lưỡi Liềm hay Trăng Khuyết) gồm một số đảo như Hoàng Sa, Tri Tôn, Hữu Nhật, Duy Mộng,…; nhóm phía đông (nhóm An Vĩnh) gồm các đảo tương đối lớn như Phú Lâm, Đa Cây, Linh Côn và các bãi ngầm, trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm.
Quần đảo Trường Sa (trực thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được chia thành 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.81)
a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tiềm năng phát triển du lịch của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt trực thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
c. Đảo Phú Lâm là một trong những đảo lớn nhất thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa.
d. Nhóm đảo Loại Ta là 1 trong 8 cụm thuộc quần đảo Trường Sa.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................