Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nhận định nào sau đây là chính xác về chiến lược quân sự của nghĩa quân Lam Sơn?
A. Chỉ tập trung đánh vào các thành trì quan trọng của quân Minh.
B. Kết hợp giữa đánh du kích, phòng thủ chiến lược và phản công quyết định.
C. Dựa hoàn toàn vào viện trợ từ bên ngoài để đánh quân Minh.
D. Tránh mọi cuộc đối đầu trực diện với quân Minh.
Câu 2: Nếu quân Minh không cử viện binh sang cứu viện, liệu nghĩa quân Lam Sơn có thể giành thắng lợi không?
A. Có, vì nghĩa quân đã làm chủ tình hình và có chiến lược đúng đắn.
B. Không, vì quân Minh vẫn còn rất mạnh ở thành Đông Quan.
C. Có, nhưng thời gian kháng chiến có thể kéo dài hơn.
D. Không, vì nghĩa quân Lam Sơn không đủ sức mạnh để tự mình giành độc lập.
Câu 3: Nguyên nhân quan trọng nhất giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được thắng lợi trước quân Minh là gì?
A. Sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
B. Nghĩa quân có lực lượng đông đảo, được trang bị vũ khí tốt.
C. Tận dụng được địa hình hiểm trở và chiến thuật linh hoạt.
D. Nhà Minh suy yếu, không còn khả năng duy trì chiến tranh lâu dài.
Câu 4: Lê Lợi đã sử dụng chiến thuật gì để duy trì lực lượng trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa?
A. Tấn công trực diện vào các căn cứ của quân Minh để giành thế chủ động.
B. Tránh giao chiến trực tiếp, rút lui về núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng.
C. Dựa vào hệ thống thành lũy kiên cố để phòng thủ lâu dài.
D. Kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước láng giềng để có thêm viện trợ.
Câu 5: Nếu Lê Lợi không thực hiện chính sách khoan dung đối với những hàng tướng quân Minh, điều gì có thể xảy ra?
A. Quân Minh sẽ chiến đấu đến cùng, làm cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn.
B. Nhân dân không ủng hộ nghĩa quân vì lo sợ sự tàn bạo.
C. Nghĩa quân vẫn giành chiến thắng nhưng phải chịu tổn thất lớn hơn.
D. Quân Minh sẽ sớm đầu hàng vì lo sợ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Câu 6: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt:
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Hốt Tất Liệt.
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 7: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công nước Đại Việt vào thế kỉ XIII?
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Ngột Lương Hợp Thai.
D. Hốt Tất Liệt.
Câu 8: Năm 1283, hơn một vạn quân Nguyên cùng 300 chiếc thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa?
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Toa Đô.
D. Hốt Tất Liệt.
Câu 9: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:
A. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
B. Phát triển kinh tế ở nước ta.
C. Phát triển văn hóa ở nước ta.
D. Ổn định chính trị ở nước ta.
Câu 10: Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV?
A. Phù Trần diệt Hồ.
B. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh.
C. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh.
D. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế.
Câu 11: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:
A. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
B. Phát triển kinh tế ở nước ta.
C. Phát triển văn hóa ở nước ta.
D. Ổn định chính trị ở nước ta.
Câu 12: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:
A. Trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
C. Trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
D. Trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 13: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?
A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
B. Bỏ vũ khí ra hàng.
C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.
D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.
Câu 14: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?
A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Lợi.
C. Nguyễn Chích.
D. Trần Nguyên Hãn.
Câu 15: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?
A. Văn Đồ.
B. Vạn Kiếp.
C. Thăng Long.
D. Các nơi trên.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: “Quân Mông Cổ dựa vào sức ngựa có thể tiến ào ạt nhanh chóng. Sự vận động thần tốc đó thường uy hiếp được tinh thần của đối phương và chiếm được thế chủ động trong chiến tranh. Những chiến trường Đại Việt không phỉa như những thảo nguyên miền Bắc. Đất nước Việt Nam với những sông ngòi chia cắt làm cho kị binh giặc khó phát huy được sở trường của mình. Quân Trần thường chặn đánh bọn chúng trên các khúc sông – đấy là những chiến lũy tự nhiên – để tiêu diệt chúng”.
(Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông
thế kỉ XIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr.344 – 345)
A. Địa hình Đại Việt bất lợi cho lực lượng kị binh Mông Cổ.
B. Quân đội Mông Cổ chỉ có thể phát huy được sở đoản ở Đại Việt.
C. Trong quá trình xâm lược Đại Việt, quân đội Mông Cổ mất tinh thần.
D. Quân đội nhà Trần đã biết lợi dụng thế về điều kiện tự nhiên.
Câu 2: “Người Chăm giữ rất lâu một số phong tục của mình. Họ “cho màu đen là đẹp” như các thư tịch cổ Trung Hoa đều ghi, trong đó đặc biệt gắn liền với tục ăn trầu là tục nhuộm răng đen. Người Chăm cũng bảo lưu khá nguyên vẹn tục lệ thờ cúng tổ tiên và việc tang lễ. Tín ngưỡng thực sự bền vững và sâu sắc là tình cảm gắn bó với tổ tiên, là người sáng lập ra dòng họ. Dòng họ gắn liền với tổ tiên và trên hết tổ tiên còn được người Chăm đồng nhất với những vị thần nào đó để thờ phụng và sùng kính”.
(Vũ Duy Mền (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1 – Từ khởi thủy đến thế kỉ X,
NXB Khoa học xã hội, 2017, tr.495 - 496)
A. Đoạn tư liệu cung cấp một số thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm-pa.
B. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người Chăm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Chăm-pa có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
D. Tục nhuộm răng đen của cư dân Chăm-pa bắt nguồn từ quan điểm cho rằng màu đen là màu đẹp.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................