Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 4: Văn hoá Phục Hưng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Văn hoá Phục Hưng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Ki-tô.

C. Đạo Phật.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 2: Phong trào Văn hóa Phục hưng lan rộng khắp châu Âu trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X, XI

B. Thế kỉ XIX, XX

C. Thế kỉ XV, XVI

D. Thế kỉ XIII, XIV

Câu 3: Nghệ thuật Phục hưng bắt đầu ở đâu?

A. Cam-pu-chia

B. Ấn Độ

C. Rô-ma

D. Phi-ren-xê

Câu 4: Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục Hưng là gì?

A. Đức

B. Thụy Sĩ

C. Ý

D. Pháp

Câu 5: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là ai?

A. Rem-bran

B. Van-Gốc

C. Lê-vi-tan

D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Câu 6: Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá như thế nào?

A. “Những con người khổng lồ”.

B. “Những con người sáng tạo”.

C. “Những con người vĩ đại”.

D. “Những con người tài năng”

Câu 7: Ai là người mở đầu cho Phong trào Văn hóa Phục Hưng?

A. Đan-tê

B. Mi-ken-lăng-giơ

C. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi

D. M. Xéc-van-téc

Câu 8: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là:

A. Đôn-ki-hô-tê.

B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

C. Bữa tối cuối cùng.

D. Nàng Mô-na Li-sa.

Câu 9: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:

A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.

B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.

C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên.

D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.

Câu 10: “Ông đã chứng minh được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt Trời, Trái Đất tự xoay xung quanh trục của nó và xoay xung quanh Mặt Trời”. Ông là ai?

A. Cô-péc-ních.

B. Ga-li-lê.

C. Đê-các-tơ

D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Câu 11: Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô?  

A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki-tô

B. Dẫn tới sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo

C. Củng cố nền thống trị của đạo Ki-tô đối với xã hội

D. Không có tác động gì đến đạo Ki-tô

Câu 12: “Ông cho rằng Mặt Trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là một trong vô số thái dương hệ”. Ông là ai?

A. Cô-péc-ních

B. Bru-nô

C. Đê-các-tơ

D. Ga-li-lê.

Câu 13: Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ XIV – XVII

B. Giữa thế kỉ XIV – XVII

C. Cuối thế kỉ XIV-XVII

D. Đầu thế kỉ XIV – XVII

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

A. Quan điểm của giáo hội Kitô kìm hãm sự phát triển của xã hội

B. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng

C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới

D. Ảnh hưởng của trào lưu triết học ánh sáng ở Pháp

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.

B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.

C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại.

Câu 3: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?

A. Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.

B. Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên

C. Giáo hội dựa vào kinh thánh của đạo Ki-tô bóc lột nhân dân về mặt tinh thần

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 4: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ:

A. Giáo hội Thiên Chúa dần trở nên lũng đoạn, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.

B. Giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ.

C. Nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất.

D. Nhiều lễ nghi Thiên Chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ.

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng?

A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, đả phá vào trật tự xã hội phong kiến

B. Đề cao giá trị chân chính của con người

C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc

D. Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ

Câu 6: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?  

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó

B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Bức họa trên vòm nhà thờ Xích-xtin (Va-ti-căng) là của họa sĩ nào?

A. Lê-ô-na- đơ Vanh-xi

B. Mác-tin Lu-thơ

C. Mi-ken-lăng-giơ

D. G. Ga-li-lê

Câu 2: “Trong đời sống của mỗi người, cái nghĩa vụ vĩ đại là đối với Tổ quốc” là câu nói của ai?

A. Xéc-van-tét

B. Ma-ki-a-vê-li

C. Cô-péc-ních

D. Giăng Can-vanh

Câu 3: Thời gian hoàn thành xong bức tranh trên vòm nhà thờ Xích-xtin của Mi-ken-lăng-giơ là:

A. 3 năm 4 tháng

B. 4 năm 3 tháng

C. 2 năm 3 tháng

D. 3 năm 2 tháng

Câu 4: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là

A. Đôn-ki-hô-tê.

B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

C. Bữa tối cuối cùng.

D. Nàng Mô-na Li-sa.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu) 

Câu 1: Những địa điểm du lich còn lưu lại dấu ấn thời kì Phục Hưng?

A. Tháp Pa-ri

B. Cung điện Bắc-kinh-ham

C. Thành Va-ti-căng

D. Nhà thờ Đu-ô-mô

Câu 2: Bức tranh nàng Mô-na-Li-da đang được cất giữ ở bảo tàng nào? 

A. Lu-rvo

B. B-ra-đô

C. Va-ti-can

D. Mê-trô-pô-li-cừn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay