Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo Chủ đề chung 1: các cuộc đại phát kiến địa lí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề chung 1: các cuộc đại phát kiến địa lí . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ CHUNG

CHỦ ĐỀ CHUNG 1: CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trong các thế kỉ XV-XVI là gì?

A. Sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất ở các nước Tây Âu.

B. Nhu cầu tìm con đường mới để sang phương Đông.

C. Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng.

D. Nhu cầu hiểu biết khoa học về đại dương, Trái Đất.

Câu 2: Nhu cầu tìm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông được đặt ra cấp thiết từ khi nào?

A. Thế kỉ XIII.

B. Thế kỉ XIV.

C. Thế kỉ XV.

D. Thế kỉ XVI.

Câu 3: Vì sao nhu cầu tìm kiếm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông lại đặt ra cấp thiết?

A. Hành trình theo đường bộ nhiều rủi ro và tốn kém.

B. Tuyến đường bộ bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm.

C. Giao thương bằng đường biển nhanh chóng và hiệu quả hơn so với

đường bộ.

D. Nhu cầu muốn khám phá thế giới của con người.

Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng về bước tiến mới của khoa học – kĩ thuật ở châu Âu thời trung đại?

A. Hiểu biết đúng đắn về hình dạng Trái Đất.

B. Bước đầu có những hiểu biết về các dòng hải lưu, hướng gió.

C. Chế tạo tàu biển sử dụng động cơ hơi nước.

D. Đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn.

Câu 5: Nhà thám hiểm nào lựa chọn hành trình đi về hướng tây?

A. V. Ga-ma.

B. B. Di-a-xơ.

C. Ph. Ma-gien-lăng.

D. C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng.

Câu 6: Ai là người tìm ra châu Mỹ?

A. V. Ga-ma.

B. C. Cô-lôm-bộ.

C. Ph. Ma-gien-lăng.

D. B. Di-a-xơ

Câu 7: Chuyến thám hiểm của nhà hàng hải nào đã chứng minh trên thực tiễn rằng Trái Đất có dạng cầu?

A. V. Ga-ma.

B. C. Cô-lôm-bộ.

C. Ph. Ma-gien-lăng,

D. A-mê-ri-gô.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Một trong những tác động của các cuộc phát kiến địa lí là:

A. Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp châu Âu.

B. Tạo cơ sở ra đời của các thương đoàn trung đại.

C. Vô hiệu hoá vai trò của người Ả Rập ở Trung Đông.

D. Đưa đến sự hình thành “con đường tơ lụa” trên biển thay thế con đường bộ.

Câu 2: Một trong những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử loài người là:

A. Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,...

B. Dẫn đến tình trạng bần cùng hoá người lao động (nhất là nông dân).

C. Dẫn đến nạn buôn bán nô lệ từ châu Phi sang châu Mỹ.

D. Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân châu Âu.

Câu 3: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Tăng lữ, quý tộc.

B. Công nhân, quý tộc.

C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

D. Thương nhân, quý tộc.

Câu 4: Đâu là nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí?

A. Nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc và thị trường ngày càng tăng lên.

B. Những con đường buôn bán truyền thống bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ khống chế.

C. Các nhà khoa học cần tìm bằng chứng để tìm hiểu về hình dạng của Trái Đất và cũng là để tìm kiếm những tri thức ở những chân trời mới.

D. Cả A và B.

Câu 5: Đâu không phải là một điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí?

A. Một số chính quyền phong kiến cung cấp tài chính cho các chuyến thám hiểm.

B. Giới khoa học đã có những tính toán kĩ lưỡng cho các cuộc hành trình trên biển.

C. Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến vượt bậc.

D. Đóng được những con tàu dài có bánh lái và hệ thống buồm lớn.

Câu 6: C. Cô-lôm-bô đặt tên cho châu Mỹ là gì?

A. A-mê-ri-gô

B. A-mê-ri-ca

C. At-lan-tic

D. Ca-ri-bê

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao ý kiến “Từ thời cổ đại, la bàn nam châm đã được sử dụng phổ biến để xác định hướng đi trên sông, biển khi không có Mặt Trời hay trăng, sao” sai?

A. Vì thời cổ đại, la bàn không được sử dụng cho đi biển mà chỉ dùng cho di chuyển trong xa mạc.

B. Vì la bàn thời ở thời cổ đại là một loại la bàn sử dụng tạp chất chứ không phải là nam châm.

C. Vì cuối thế kỉ XV la bàn nam châm mới được sử dụng phổ biến

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tại sao ý kiến “Mục tiêu ban đầu của các cuộc đại phát kiến địa lí là tìm kiếm vùng đất mới” là sai?

A. Vì mục tiêu ban đầu là tìm đường biển sang châu Á, cụ thể là Ấn Độ.

B. Vì mục tiêu ban đầu là để tìm kiếm tri thức khoa học mới.

C. Vì mục tiêu ban đầu là để khai thác hải sản ở các vùng đất mới.

D. Vì tìm kiếm vùng đất mới chỉ là mục đích phụ.

Câu 3: Tại sao ý kiến “C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ đã tiến hành duy nhất một cuộc thám hiểm đến châu Mỹ” là sai?

A. Vì Cô-lôm-bô đi lạc sang châu Mỹ.

B. Vì Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ tiến hành bốn cuộc thám hiểm đến châu Mỹ

C. Vì Cô-lôm-bô muốn chinh phạt châu Mỹ chứ không phải là đi thám hiểm đến châu Mỹ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tại sao ý kiến “Ph. Ma-gien-lăng đã chỉ huy đoàn thám hiểm trở về Tây Ban Nha” là sai?

A. Vì Ph. Ma-gien-lăng cùng thuỷ thủ đoàn của mình đã mất tích và không để lại một dấu tích nào.

B. Vì Ph. Ma-gien-lăng muốn trở về đất mẹ của mình là Italy.

C. Vì Ph. Ma-gien-lăng thấy mình có thể làm vua ở Phi-líp-pin nên không trở về Tây Ban Nha.

D. Vì Ph. Ma-gien-lăng đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với thổ dân ở Phi-líp-pin, S. Ê-ca-nô là người chỉ huy đoàn thám hiểm trở về Tây Ban Nha


Câu 5: Tại sao ý kiến “Phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho tất cả tầng lớp trong xã hội châu Âu” là sai?

A. Vì người lao động (nhất là nông dân) ngày càng bị bần cùng hoá.

B. Vì cách mạng công nghiệp mới đem lại sự giàu có.

C. Vì người lao động phải đi làm việc cực khổ mới có thể giàu có.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Dưới đây là tác động của các cuộc phát kiến địa lí. Ý nào không đúng?

A. Làm xuất hiện quá trình xâm lược thực dân và cướp bóc thuộc địa.

B. Kết quả của các cuộc phát triến khiến người dân loại trừ hết các quan niệm cổ hủ của tôn giáo, đập phá nhà thờ.

C. Làm xuất hiện những trung tâm thương nghiệp mới ở châu Âu.

D. Làm giàu cho giới quý tộc và thương nhân châu Âu

Câu 2: Câu nào sau đây là sai?

A. Ca-ra-ven là một trong những bước tiến lớn về kĩ thuật hàng hải vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI.

B. Chuyến đi của Ph. Ma-gien-lăng và các thuỷ thủ đã chứng minh trên thực tiễn về dạng cầu của Trái Đất.

C. Đến thế kỉ XV, con người đã có những hiểu biết đầy đủ về các châu lục trên thế giới

D. Phát kiến địa lí đã mở ra những cơ hội hiểu biết, giao lưu văn hoá giữa phương Đông và phương Tây.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay