Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 11: khái quát về đông nam á từ nửa sau thế kỉ x đến nửa đầu thế kỉ xvi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: khái quát về đông nam á từ nửa sau thế kỉ x đến nửa đầu thế kỉ xvi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 11: KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là:

A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo.

B. Đạo giáo, Phật giáo

C. Đạo giáo, Hồi giáo.

D. Phật giáo và Ki-tô giáo.

Câu 2: Nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng đã được xây dựng ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này, ngoại trừ:

A. Khu đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia).

B. Chùa Vàng (Thái Lan).

C. Chùa Vàng (Mi-an-ma).

D. Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).

Câu 3: Chữ Nôm của người Việt được cải biến từ loại chữ nào?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ Bra-mi của Ấn Độ.

C. Chữ Hán của Trung Quốc.

D. Chữ Hán của Trung Quốc và chữ Chăm cổ.

Câu 4: Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á mở đầu với sự kiện:

A. Nhà nước Cam-pu-chia ra đời.

B. Nhà nước độc lập của người Việt ra đời.

C. Nhà nước Pa-gan được thành lập.

D. Vương quốc Mô-giô-pa-hít được thành lập.

Câu 5: Nét nổi bật của văn hoá các dân tộc Đông Nam Á là:

A. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

B. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

C. Nền văn hoá mang tính bản địa sâu sắc.

D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, kết hợp với nền văn hoá bản địa, xây dựng một nền văn hoá riêng và độc đáo.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về thời phong kiến ở Đông Nam Á?

A. Chữ viết xuất hiện sớm ở các quốc gia Đông Nam Á.

B. Các quần thể kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á thời kì này là Thăng Long, Ăng-co, Pa-gan.

C. Lào nổi tiếng nhất với điêu khắc trên đá.

D. Nhiều vương quốc vùng hải đảo lấy Hồi giáo làm quốc giáo.

Câu 7: Quốc gia Pa-gan ở thời kỳ từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII là nước nào hiện nay?

A. Thái Lan

B. Lào

C. Myanmar

D. Brunei

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Công trình kiến trúc dưới đây là của nước nào?

A. Myanmar

B. Việt Nam

C. Thái Lan

D. Campuchia

Câu 2: Công trình kiến trúc dưới đây là của nước nào?

A. Việt Nam

B. Indonesia

C. Malaysia

D. Thái Lan

Câu 3: Bức tranh dưới đây mô tả nơi nào?

A. Thương càng Hội An

B. Thành phố Ma-lắc-ca

C. Đảo Gia-va

D. Thủ đô Bangkok

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?

A. Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn Độ; chữ Lào ra đời vào khoảng thế kỉ XIV.

B. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, ở Đông Nam Á chủ yếu phát triển dòng văn học dân gian.

C. Nhiều công trình kiến trúc đền, chùa, tháp... ở Đông Nam Á trở thành các khu vui chơi giải trí nổi tiếng thế giới.

D. Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu ở Đông Nam Á là kết quả của sự tiếp thu văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc.

Câu 5: Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, tình hình Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

A. Hình thành các quốc gia phong kiến.

B. Các quốc gia phong kiến phát triển thịnh đạt.

C. Các quốc gia phong kiến bước vào thời kì suy yếu.

D. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á gây chiến tranh với nhau.

Câu 6: Thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế trong khu vực là:

A. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

B. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV.

C. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

D. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XV.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vương quốc phong kiến nào ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X không còn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này?

A. Vương quốc Pa-gan.

B. Vương quốc Chăm-pa.

C. Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.

D. Vương quốc Phù Nam.

Câu 2: Sau khi quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XIII), nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ:

A. Vương quốc Su-khô thay.

B. Vương quốc A-út-thay-a.

C. Vương quốc Lan Xang (Lào ngày nay).

D. Vương quốc Chăm-pa.

Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

A. Bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua.

B. Đất nước được chia thành nhiều tỉnh.

C. Hệ thống quan lại các cấp dần được hoàn chỉnh.

D. Luật pháp ngày càng hoàn thiện với sự xuất hiện của nhiều bộ luật.

Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

A. Nền nông nghiệp lúa nước phát triển.

B. Hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển.

C. Kinh tế phát triển khá thịnh đạt.

D. Những mầm mống của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

Câu 5: Qua tìm hiểu về các thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, ta có thể rút ra nhận xét gì?

A. Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc tinh hoa văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, các nước này đã xây dựng được một nền văn hoá truyền thống riêng của dân tộc mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân loại những giá trị rất độc đáo.

B. Những thành tựu này cho thấy những phẩm chất quý báu của con người nơi đây như cần cù, chăm chỉ, chịu khó, yêu cái đẹp, có tinh thần chiến đấu bất khuất.

C. Ở góc độ kinh tế mà nói, đây là những thành tích đáng ghi nhận của một khu vực tuy gặp nhiều khó khăn về đời sống xã hội và điều kiện tự nhiên nhưng vẫn vươn mình phát triển mạnh mẽ.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ:

A. Quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á.

B. Nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam.

C. Do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất.

D. Do nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ, các tộc người để kháng chiến chống ngoại xâm.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về lịch sử Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI?

A. Hàng loạt quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía nam của Đông Nam Á như Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.

B. Ở In-đô-nê-xi-a, từ rất nhiều nước nhỏ trên hai đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va, đến cuối thế kỉ XIII, dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527) hùng mạnh.

C. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Cam-pu-chia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng.

C. Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay