Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Lực lượng bán sức lao động cho chủ xưởng là:
A. Lao động làm thuê.
B. Công nhân.
C. Nông dân mất đất.
D. Dân thành thị.
Câu 2: Nông dân mất đất, phải vào làm thuê trong các đôn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành:
A. Công nhân nông nghiệp.
B. Công nhân xí nghiệp.
C. Công nhân chất lượng cao.
D. Công nhân canh tác.
Câu 3: Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dân dần được thay thế bằng:
A. Các nhà máy xí nghiệp.
B. Các công trường thủ công.
C. Các khu chế xuất.
D. Các khu công nghiệp.
Câu 4: Một bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn cũng chuyển dân sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dân trở thành:
A. Tư sản địa chủ.
B. Tư sản mại bản.
C. Tư sản nông nghiệp.
D. Tư sản công nghiệp.
Câu 5: Nhà tư bản gồm những thành phần nào?
A. Thương nhân.
B. Chủ ngân hàng.
C. Chủ xưởng.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6: Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa:
A. Quý tộc và tá điền.
B. Tư sản và vô sản.
C. Giám đốc và công nhân.
D. Địa chủ và nông dân.
Câu 7: Sự ra đời các công ty thương mại giúp:
A. Thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia.
B. Đem lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.
C. Thúc đẩy buôn bán giữa các nước và đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Thúc đẩy buôn bán giữa các nước và đem lại quyền lợi cho giai cấp vô sản.
Câu 8: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.
Câu 9: Giai cấp tư sản được hình thành những thành phần nào?
A. Thương nhân giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.
B. Địa chủ giàu có.
C. Quý tộc, nông dân giàu có.
D. Thợ thủ công nhỏ lẻ.
Câu 10: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
D. Quý tộc và thương nhân.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư sản?
A. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất
B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp
C. Họ có thể giàu lên trở thành tư sản
D. Họ có điều kiện làm việc tốt hơn trong các xí nghiệp
Câu 2: Hoàn thành nội dung sau: ............ là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp.
A. Hộ chăn nuôi
B. Xưởng dịch vụ
C. Khu công nghiệp
D. Công trường thủ công
Câu 3: Hoàn thành nội dung sau: Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại trở thành .............
A. công nhân nông nghiệp.
B. nô lệ.
C. người vô sản.
D. tất cả các ý trên đều sai.
Câu 4: Đâu không phải đặc quyền nữ hoàng Ê-li-da-bét I ban cho Công ty Đông Ấn?
A. Có quân đội riêng
B. Có cảng biển riêng
C. Nắm độc quyền giao thương trà
D. Tự do trao đổi buôn bán
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Công ty Đông Ấn của Anh thành lập vào năm nào?
A. 1601
B. 1406
C. 1600
D. 1400
Câu 2: Cảng biển Li-xbon thuộc quốc gia nào?
A. Tây Ban Nha
B. Đức
C. Pháp
D. Bồ Đào Nha
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Bức tranh “Bữa ăn của người nông dân” do danh họa nào vẽ?
A. Li-ô-nát-đô Đa Vin-xi
B. L.Lơ-nanh
C. P.Pi-cát-xô
D. Vin-xen Van-gốt
Câu 2: “Cừu ăn thịt người” là câu nói của nhà văn nào để miêu tả thảm cảnh của người nông dân Anh trước cách mạng tư sản giữa thế kỉ XVII?
A. Víc-to Hu-gô
B. Vo-tai-rơ
C. Tô-mát Mo-rơ
D. Leo Tô-toi
Câu 3: Đây là đồng tiền của quốc gia nào tại thế kỉ XVI?
A. Đức
B. Pháp
C. Anh
D. I-ta-li-a