Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 7: các thành tựu văn hoá chủ yếu của trung quốc từ thế kỉ vii đến giữa thế kỉ xix

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: các thành tựu văn hoá chủ yếu của trung quốc từ thế kỉ vii đến giữa thế kỉ xix. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 7: CÁC THÀNH TỰU VĂN HOÁ CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là:

A. Phật giáo.                    

B. Nho giáo.              

C. Thiên Chúa giáo.               

D. Hồi giáo

Câu 2: Chủ trương của Nho giáo là gì?

A. Duy trì tự tôn, độc lập dân tộc.

B. Đặt tư tưởng dân chủ làm đầu, dân có quyền và dân làm chủ.

C. Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Từ thời Đường trở đi, việc tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung nào làm đề thi?

A. Nội dung trong các sách của Nho giáo.

B. Nội dung trong các sách của Phật giáo.

C. Nội dung về khoa học – kĩ thuật.

D. Nội dung về thơ ca.

Câu 4: Tam cương trong Nho giáo không bao gồm mối quan hệ nào?

A. Vua – tôi

B. Cha – con

C. Anh – em

D. Chồng – vợ

Câu 5: Văn học Trung Quốc thời phong kiến không đạt được nhiều thành tựu ở thể loại nào?

A. Thơ

B. Từ

C. Phú

D. Chèo tuồng

Câu 6: Thơ ở thời kì nào được coi là đỉnh cao nhất của thơ ca Trung Quốc?

A. Đường

B. Tống

C. Minh

D. Thanh

Câu 7: Những ai được coi là “ba cây đại thụ của làng thơ Đường”?

A. Trương Kế, Thôi Hiệu, Vương Bột

B. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị

C. Hạ Tri Trương, Trương Nhược Hy

D. Đỗ Phủ, Trương Húc, Đoàn Thị Điểm

Câu 8: Thơ Đỗ Phủ có nội dung chủ yếu là:

A. Thể hiện tinh thần dân tộc, anh hùng ca, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa.

B. Trình bày những tri thức về nhiều mặt trong đời sống xã hội theo một lối nói hấp dẫn.

C. Mô tả những cảnh bất công trong xã hội, nỗi khổ cực của dân chúng trong thời kì chiến tranh loạn lạc.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu không phải tác phẩm được gọi là “tứ đại danh tác” của Trung Quốc?

A. Thuỷ hử

B. Tây du kí

C. Thần điêu đại hiệp

D. Hồng lâu mộng

Câu 2: Tác phẩm “Thuỷ hử” của Thi Nại Am kể về:

A. 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

B. 108 anh hùng Lương Sơn Bá – Trúc Anh Đài.

C. Chuyện tình Dương Quá – Tiểu Long Nữ.

D. Câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc

Câu 3: Đâu không phải một tác phẩm lịch sử có từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ở Trung Quốc?

A. Đường thư

B. Tống sử

C. Minh sử

D. Sử ký

Câu 4: Trung Quốc thời phong kiến đạt được thành tựu ở loại hình kiến trúc nào?

A. Kiến trúc cung điện.

B. Kiến trúc tôn giáo

C. Kiến trúc lăng tẩm

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu không phải một trình kiến trúc tiêu biểu từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ở Trung Quốc?

A. Tử Cấm Thành

B. Chùa Thiên Ninh

C. Thập Tam Lăng

D. Tượng đài giải phóng (Trùng Khánh)

Câu 6: Tên của công trình dưới đây là gì?

A. Tử Cấm Thành

B. Cố Cung Bắc Kinh

C. Viên Minh Viên

D. Thập Tam Lăng

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phật giáo được thịnh hành nhất dưới thời:

A. Đường.                        

B. Tống            

C. Minh.                             

D. Thanh.

Câu 2: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là:

A. Ca múa.

B. Tiểu thuyết.

C. Kịch nói.

D. Thơ.

Câu 3: Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh là:

A. Thanh minh thượng hà đồ.

B. Cung A Phòng.

C. Lăng Li Sơn.

D. Cố Cung Bắc Kinh.

Câu 4: …………….. – một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến.

A. Cố Cung Nam Kinh.

B. Tử Cấm Thành

C. Viên Minh Viên

D. Vạn Lí Trường Thành

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tam tòng mà Nho giáo yêu cầu phụ nữ phải tuân theo là “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Đâu là cách hiểu đúng của câu này?

A. Khi cưới thì phải nghe theo lời cha, lúc chăm con thì phải nghe theo lời chồng.

B. Khi còn ở nhà phải nghe theo cha, lúc lấy chồng phải nghe theo chồng, nếu chồng qua đời phải nghe theo con trai

C. Nếu cha không tốt thì không được mắng cha, nếu chồng không tốt thì phải khuyên bảo, nếu con không tốt thì phải đánh.

D. Không rõ người xưa muốn nói gì.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?

A. Việc xây dựng Tử Cấm Thành có dấu ấn của một người Việt tài giỏi, đó là Nguyễn An, cha của Nguyễn Trãi.

B. Nghệ thuật điêu khắc, phong phú về đề tài và chất liệu, trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.

C. Về hội hoạ, nổi tiếng nhất là tranh thuỷ mặc, trong đó nghệ thuật vẽ tranh kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật viết chữ.

D. Thời Minh – Thanh còn có những bộ bách khoa đồ sộ, trong đó đáng kể là “Vĩnh Lạc đại điển” và “Tứ khổ toàn thư”.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay