Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1: Sự kiện nào đã làm bùng lên Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Giáo hội Thiên Chúa cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”

B. Giáo hội Thiên Chúa cho phép nhập cư

C. Giáo hội Thiên Chúa cho phép ngoại giao

D. Giáo hội Thiên Chúa cho phép phát triển du lịch

Câu 2: Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến châu Âu là gì?

A. Giáo lý đạo Kitô

B. Giáo lý đạo Phật

C. Giáo lý đạo Hồi

D. Giáo lý đạo Bà la môn

Câu 3: Các nhà cải cách tôn giáo chủ trương xây dựng một Giáo hội Thiên Chúa giáo như thế nào?

A. Thu được nhiều lợi nhuận hơn

B. Đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn

C. Tiết kiệm chi phí hơn

D. Tối giản nhất mọi cơ cấu tổ chức

Câu 4: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Tin Lành.

C. Đạo Do Thái.

D. Đạo Kito

Câu 5: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Thiên Chúa. 

C. Đạo Phật.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 6: Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương làm gì?

A. Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.

B. Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.

C. Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 7: Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là gì?

A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản

B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản

C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội

D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn

Câu 8: "Thẻ miễn tội" có nghĩa là gì?

A. Con người không cần phải lao động

B. Con người có quyền thống trị đất nước

C. Xóa bỏ mọi "tội lỗi" cho con người

D. Con người muốn làm gì cũng được tùy ý

Câu 9: Các nhà cải cách tôn giáo phủ nhận vai trò của ai?

A. Mọi công dân

B. Nô lệ

C. Giáo hội, Giáo hoàng

D. Tư sản và vô sản

Câu 10: Đâu là tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu?

A. Phân chia thành hai phái: Cực giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Tin lành, Anh giáo, ...)

B. Bùng nổ chiến tranh nông dân ở Đức (1524)

C. Các thành phố theo tôn giáo cải cách kinh tế phát triển hơn thành phố theo Công giáo

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 11: Sau Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân chia thành mấy giáo phái?

A. 2 giáo phái.

B. 3 giáo phái.

C. 4 giáo phái.

D. 5 giáo phái.

Câu 12: Cải cách tôn giáo đã làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở

A. Mĩ.

B. Đức.

C. Hà Lan.

D. Tây Ban Nha.

Câu 13: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là  

A. Chiến tranh nông dân Áo.

B. Chiến tranh nông dân Đức.

C. Chiến tranh nông dân Pháp.

D. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.

B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu trong các thế kỉ XVI - XVII?

A. Đòi bãi bỏ các lễ nghi phiền toái.

B. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo.

C. Phê phán những hành vi không chuẩn mực của giáo hoàng.

D. Bảo vệ các giáo lí và các lễ nghi của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm cải cách tôn giáo của Lu-thơ?  

A. Chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của giáo hội. 

B. Cứu vớt con người bằng lòng tin.

C. Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền toái.

D. Quay về giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đưa ra được thuyết nhật tâm thay cho thuyết địa tâm của giáo hội Ki-tô?

A. Ga-li-ê

B. Bru-nô

C. N. Cô-péc-níc

D. Kê-plo 

Câu 2: Tôn giáo nào phù hợp với giai cấp tư sản lúc bấy giờ? 

A. Đạo Tin Lành

B. Đạo Hồi

C. Đạo Phật

D. Đạo Thiên Chúa

Câu 3: “Các giáo dân được dạy rằng: Giúp đỡ kẻ nghèo khó là việc còn tốt hơn nhiều so với mua phép giải tội” là điều thứ bào nhiêu trong Luận văn 95 điều của Lu-thơ?
A. 33

B. 43

C. 53

D. 63

Câu 4: Giá bán của thẻ miễn tội là:

A. Miễn phí.

B. Giá bán khác nhau tùy vào từng tầng lớp 

C. Tùy vào khả năng chi trả của người mua.

D. Giá khác nhau theo từng đợt mua. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Mác-tin Lu-thơ kết hôn vào năm bao nhiêu?
A. 1523

B. 1524

C. 1525

D. 1526 

Câu 2: Mác-tin Lu-thơ là giáo sư tại trường Đại học nào ở Đức?

A. Bơ-lin Hum-bâu

B. Bon

C. Ham-bớt

D. Vít-ten-béc

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay