Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu nhất của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XVI - XVIII là
A. “Cung oán ngâm khúc”.
B. “Tụng giá hoàn kinh sư”.
C. “Nam quốc sơn hà”.
D. “Bình Ngô đại cáo”.
Câu 2: Tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt từ đầu thế kỉ XVI?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 3: Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII là lưu vực
A. sông Hồng và sông Đà.
B. sông Gianh và sông Thu Bồn.
C. sông Hồng và sông Thái Bình.
D. sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Câu 4: Người có công lớn trong việc hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là
A. F. Gác-ni-ê.
B. A-lếch-xăng Đơ-Rốt.
C. H. Ri-vi-e.
D. P. Đu-me.
Câu 5: Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở
A. Việt Trì (Phú Thọ).
B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
C. Tiên Du (Bắc Ninh).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).
Câu 6: Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu nào dưới đây?
A. “Phù Lê - diệt Trịnh”.
B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
C. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn, thống nhất giang sơn”.
D. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.
Câu 7: Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã
A. hình thành và bước đầu phát triển.
B. phát triển đến đỉnh cao.
C. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
D. sụp đổ hoàn toàn.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương kết thúc vào năm nào?
A. 1769.
B. 1751.
C. 1741.
D. 1739.
Câu 9: Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?
A. Tốt Động - Chúc Động.
B. Rạch Gầm - Xoài Mút.
C. Chi Lăng - Xương Giang.
D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 10: Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng
A. núi Chí Linh (Hải Dương).
B. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
C. núi Tam Điệp (Ninh Bình).
D. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).
Câu 11: Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?
A. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
D. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.
Câu 12: Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?
A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Câu 13: Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Anh đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?
A. Dẫn đầu thế giới.
B. Thứ 2 thế giới.
C. Thứ 3 thế giới.
D. Thứ 4 thế giới.
Câu 14: Chủ nghĩa đế quốc ra đời vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
Câu 15: Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp là nước đứng thứ hai thế giới (sau Anh) về
A. sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
B. xuất khẩu tư bản và sản xuất công nghiệp.
C. sản xuất công nghiệp và hệ thống thuộc địa.
D. xuất khẩu tư bản và hệ thống thuộc địa.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn:
a) Cuối thế kỉ XVIII chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
b) Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong lên đến đỉnh điểm.
c) Quân Mông- Nguyên đang tìm cách xâm lược nước ta.
d) Trong nước, 12 thế lực cát cứ đang nổi dậy tranh giành quyền lực.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về Khởi nghĩa Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ vì
a) Tại thời điểm đó, mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong đã lên đến đỉnh điểm.
b) Chính quyền phong kiến suy yếu, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực khiến họ phải vùng lên đấu tranh.
c) Quân Mông- Nguyên đang tìm cách xâm lược nước ta.
d) Trong nước, 12 thế lực cát cứ đang nổi dậy tranh giành quyền lực.