Phiếu trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều

 

BÀI 2: THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

(37 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Các dãy núi ở Việt Nam phần lớn có hướng nào?

  1. Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
  2. Chủ yếu là hướng vòng cung.
  3. Chủ yếu là hướng tây bắc – đông na.
  4. Hướng đông bắc – tây nam và hướng vòng cung.

Câu 2: Ở Việt Nam, đồng bằng chiếm:

  1. Khoảng diện tích lãnh thổ đất liền.
  2. Khoảng diện tích lãnh thổ đất liền.
  3. Khoảng diện tích lãnh thổ đất liền.
  4. Khoảng diện tích lãnh thổ đất liền.

Câu 3: Phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô:

A. Vừa và nhỏ.

B. Lớn và vừa.

C. Nhỏ.

D. Lớn.

Câu 4: Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là:

  1. Quặng niken, titan, đồng, vàng.
  2. Đất hiếm, chì, kẽm, bô-xít.
  3. Than , dầu mỏ, khí tự nhiên, a-pa-tit.
  4. Đất hiếm, đồng, vàng, chì, kẽm.

Câu 5: Đồng bằng ở Việt Nam có địa hình như thế nào?

A. Cao và không bằng phẳng.

C. Cao và tương đối bằng phẳng.

B. Thấp và tương đối bằng phẳng.

D. Thấp và không bằng phẳng.

Câu 6: Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

A. Khí hậu cận xích đạo.

C. Khí hậu cận nhiệt đới khô hạn.

B. Khí hậu ôn đới.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

 

Câu 7: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa phần lãnh thổ nào?

  1. Phía đông và phần lãnh thổ phía nam dãy Bạch Mã.
  2. Phía bắc và phần lãnh thổ phía nam dãy Bạch Mã.
  3. Phía nam và phần lãnh thổ phía tây dãy Bạch Mã.
  4. Phía tây và phần lãnh thổ phía đông dãy Bạch Mã.

 

Câu 8: Khí hậu phần lãnh thổ phía nam như thế nào?

  1. Nóng quanh năm, chỉ có hai mùa mưa và mùa khô.
  2. Lạnh quanh năm, chỉ có hai mùa mưa và mùa khô.
  3. Có mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
  4. Có mùa đông lạnh và nhiều mưa, mùa hạ nóng và ít mưa.

Câu 9: Việt Nam có mạng lưới sông ngòi như thế nào?

A. Dồi dào.

C. Dày đặc.

B. Thưa thớt.

D. Có nhiều ở vùng núi.

Câu 10: Lượng nước sông ngòi của nước ta:

A. Thay đổi theo gió mùa.

C. Thay đổi theo thời tiết.

B. Thay đổi theo độ ẩm.

D. Thay đổi theo mùa.

 

Câu 11: Hai nhóm đất chính ở Việt Nam là đất nào?

  1. Đất ba-zan và đất phù sa.
  2. Đất phù sa và đất phe-ra-lít.
  3. Đất cát và đất sét.
  4. Đất ba-zan và đất phe-ra-lít.

 

Câu 12: Đặc điểm của đất phe-ra-lít là gì?

  1. Thường có màu đỏ vàng và rất màu mỡ.
  2. Thường có màu đỏ nâu, chua và nghèo mùn.
  3. Thường có màu đỏ vàng, chua và nghèo mùn.
  4. Thường có màu đỏ nâu và rất màu mỡ.

 

Câu 13: Ở Việt Nam, hai loại rừng chiếm diện tích lớn là:

  1. Rừng nhiệt đới núi cao và rừng mưa lá rộng thường xanh đất thấp.
  2. Rừng nhiệt đới đầm lầy nước ngọt và rừng nhiệt dới lá rộng lá kim.
  3. Rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
  4. Rừng nhiệt đới lá kim, rừng nhiệt đới núi cao.

Câu 14: Khí hậu có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
  2. Cung cấp nước cho sản xuất, tạo thuận lợi để phát triển các ngành giao thông đường thủy.
  3. Là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, giấy; ngành dược liệu…
  4. Cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu để phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, nhiệt điện…

Câu 15: Sinh vật có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Cung cấp nước cho sản xuất, tạo thuận lợi để phát triển các ngành giao thông đường thủy.
  2. Cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu để phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, nhiệt điện,…
  3. Là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, giấy; ngành dược liệu…
  4. Tạo điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực. cây thực phẩm, cây công nghiệp,…

Câu 16: Thiên nhiên Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của các thiên tai nào?

  1. Bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,…
  2. Bão, lũ lụt, núi lửa…
  3. Hạn hán, núi lửa, áp thấp nhiệt đới…
  4. Núi lửa, sóng thần, hạn hán…

Câu 17: Đâu là biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

  1. Sử dụng nilong dùng một lần.
  2. Khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên.
  3. Khai thác khoáng sản trái phép.
  4. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 18. Miền Nam có khí hậu nóng quanh năm với hai mùa:

A. Mùa mưa và mùa nóng.

C. Mùa nóng và mùa lạnh.

B. Mùa mưa và mùa khô.

D. Mùa lạnh và mùa mưa.

Câu 19. Ở Việt Nam, vùng đồi núi chủ yếu là rừng gì?

  1. Rừng mưa lá rộng thường xanh đất thấp.
  2. Rừng nhiệt đới đầm lầy nước ngọt.
  3. Rừng rậm nhiệt đới.
  4. Rừng ngập mặn.

Câu 20. Đâu là biện pháp phòng, chống thiên tai?

  1. Quy hoạch các điểm dân cư để tránh lũ quét, sạt lở đất; sơ tán dân khi cần thiết.
  2. Khai thác rừng trái phép.
  3. Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên triệt để.
  4. Không dự báo và cảnh báo sớm về thiên tai.

 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai?

  1. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
  2. Xây dựng các công trình phòng, chống lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,…
  3. Khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  4. Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên triệt để.

Câu 2: Đâu không phải là vai trò của tài nguyên thiên đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu để phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, nhiệt điện,…
  2. Chưa tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
  3. Là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, giấy; ngành dược liệu…
  4. Tạo điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực. cây thực phẩm, cây công nghiệp,…

Câu 3: Đâu không phải là khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống?

  1. Gây ra nhiều thiên tai.
  2. Đại hình bị chia cắt.
  3. Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
  4. Khí hậu, chế độ nước sông thay đổi theo mùa và thất thường.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đất ở Việt Nam?

  1. Hai loại đất chiếm diện tích lướn hơn cả là đất phe-ra-lít và đất ba-zan.
  2. Đất phe-ra-lít thường có màu đỏ vàng, chua và nghèo mùn.
  3. Đất phe-ra-lít được hình thành trên đá badan tơi xốp và phì nhiêu hơn.
  4. Có nhiều loại đất.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về rừng ở Việt Nam?

  1. Rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.
  2. Vùng đồi núi chủ yếu là rừng ngập mặn.
  3. Rừng ngập mặn với một số loại cây như đước, vẹt, sú,…có bộ rễ chùm to.
  4. Rừng rậm niệt đới với nhiều loại cây cao, thấp khác nhau và dây leo chằng chịt.

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu Việt Nam?

  1. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  2. Gió và mưa thay đổi theo mùa.
  3. Với tính chất nóng gần như quanh năm, trừ những vùng núi cao.
  4. Có sự khác nhau giữa phần lãnh thổ phía tây và phần lãnh thổ phía đông dãy Bạch Mã.

 

Câu 7: Vì sao khí hậu Việt Nam có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam?

  1. Vì miền Nam có hai mùa chính còn miền Bắc nóng quanh năm.
  2. Vì miền Bắc lạnh quanh năm còn miền Nam nóng quanh năm.
  3. Vì miền Bắc có hai mùa chính còn miền Nam nóng quanh năm.
  4. Vì miền Bắc nóng quanh năm còn miền Nam lạnh quanh năm.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sông ngòi Việt Nam?

  1. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  2. Có lượng nước thay đổi theo khí hậu.
  3. Vào mùa mưa, nước sông dâng lên nhanh chóng.
  4. Vào mùa khô, nước sông hạ thấp.

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng về khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc?

  1. Có mùa đông lạnh và nhiều mưa.
  2. Giữa hai mùa có thời kì chuyển tiếp gọi là mùa thu và mùa xuân.
  3. Mùa xuân thường có mưa phùn ẩm.
  4. Mùa thu trời se lạnh, khô hanh.

Câu 10: Ý nào sau đây đúng khi nói về địa hình và khoáng sản Việt Nam?

  1. Đồi núi chiếm diện tích.
  2. Các dãy núi phần lớn có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
  3. Đồng bằng chiếm khoảng diện tích lãnh thổ đất liền.
  4. Có nhiều loại khoáng sản nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Ngoài gió mùa, nước ta còn chịu tác động của một loại gió hoạt động quanh năm là:

A. Gió biển,

C. Gió phơn tây nam.

B. Gió tây ôn đới.

D. Gió tín phong.

Câu 2: Theo Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn thì nhiệt độ trung bình tháng 7 của Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu độ C?

A. 26 độ C.

C. 28 độ C.

B. 27 độ C.

D. 29 độ C.

Câu 3: Theo Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn thì nhiệt độ trung bình cả năm của Hà Nội là bao nhiêu độ C?

A. 23 độ C.

C. 25 độ C.

B. 24 độ C.

D. 26 độ C.

Câu 4: Nhân tố chính nào sau đây tạo cho thiên nhiên nước ta phân hoá Bắc Nam?

  1. Lãnh thổ kéo dài, tác động của gió tín phong đông bắc và gió mùa Tây Nam.
  2. Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam trên nhiều vĩ độ và tác động của gió mùa đông bắc.
  3. Lãnh thổ kéo dài có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển chắn gió mùa.
  4. Biển và đại dương tương tác với địa hình và gió phơn tây nam.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không chính xác về đai ôn đới gió mùa trên núi?

  1. Độ cao từ 2600m trở lên.
  2. Nhiệt độ quanh năm dưới 15 độ C.
  3. Chỉ xuất hiện ở miền Nam.
  4. Chỉ xuất hiện ở miền Bắc.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)  

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay