Phiếu trắc nghiệm Mĩ thuật 9 chân trời (bản 1) Bài 2: Sử dụng tư liệu kí hoạ trong bố cục tranh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo (Bản 1). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Sử dụng tư liệu kí hoạ trong bố cục tranh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

CHỦ ĐỀ: TƯ LIỆU THỰC TẾ VÀ SÁNG TÁC

BÀI 2: SỬ DỤNG TƯ LIỆU KÍ HỌA TRONG BỐ CỤC TRANH

(12 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Bố cục tranh là gì?

  1. Bố cục tranh là cách sắp xếp các yếu tố trong một bức tranh để tạo ra sự cân đối và hài hòa.
  2. Bố cục tranh là cách sắp xếp các yếu tố trong một khung hình để tạo ra sự cân đối và hài hòa.
  3. Bố cục tranh là cách sắp xếp các màu sắc trong một bức tranh để tạo ra sự cân đối và hài hòa.
  4. Bố cục tranh là cách sắp xếp các hình khối trong một khung hình để tạo ra sự cân đối và hài hòa.

Câu 2: Bố cục tranh từ tư liệu kí họa dáng người sắp xếp các yếu tố dựa trên:

  1. tỉ lệ người và động tác.
  2. tỉ lệ người và biểu cảm.
  3. hình dáng và nét mặt.
  4. hình dáng và tỉ lệ người.

Câu 3: Các kí họa nhóm được sắp xếp:

A. Xem kẽ.

B. Chính – phụ.

C. Tách biệt.

D. Đối xứng.

Câu 4: Kí họa nhóm là:

  1. các hình với họa tiết khác nhau được đặt cạnh nhau
  2. các hình với kiểu dáng tương đồng được đặt cạnh nhau.
  3. một nhóm các hình có hình dáng khác được đặt cùng với nhau.
  4. một nhóm các hình có hình dáng giống nhau được đặt cạnh nhau.

Câu 5: Cách sắp xếp các tư liệu kí họa tạo nên:

  1. Chiều sâu.
  2. Bố cục tranh.
  3. Sự tương phản.
  4. Sự bắt mắt.

Câu 6: Hình ảnh dưới đây diễn tả hoạt động nào?

A. Chơi bóng rổ và nhảy dây.

B. Chơi bóng rổ và đá cầu.

C. Chơi bóng chuyền và nhảy dây.

D. Chơi bóng chuyền và đánh cầu.

 

Câu 7: Can lại hình là gì:

  1. một kỹ thuật được sử dụng để tạo ra hình ảnh có tỷ lệ và kích thước chính xác.
  2. một kỹ thuật được sử dụng để tạo ra hình ảnh có hình dáng và kích thước chính xác.
  3. một kỹ thuật được sử dụng để tạo ra hình ảnh có tư thế và kích thước chính xác.
  4. một kỹ thuật được sử dụng để tạo ra hình ảnh có chi tiết và kích thước chính xác.

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Theo em, hoạt đồng nào không diễn ra ở sân trường?

  1. Nhảy dây.
  2. Chơi cầu lông.
  3. Đá bóng.
  4. Bơi lội.

Câu 2: Đâu không phải lợi ích của các hoạt động vui chơi diễn ra ở sân trường?

  1. Giúp học sinh nghỉ ngơi, thư giãn sau giờ học căng thẳng.
  2. Tạo tinh thần thoải mái.
  3. Là cảm hứng cho các bài học của học sinh.
  4. Tạo nét đẹp văn hóa cho mỗi trường học.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh nào dưới đây là tác phẩm mĩ thuật sử dụng tư liệu kí họa dáng người?

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Câu 2: Sản phẩm mĩ thuật sử dụng tư liệu kí họa dáng người không đòi hỏi người nghệ sĩ cần phải thực hiện bước nào sau đây?

  1. A. Lựa chọn hình kí họa nhóm phù hợp với ý tưởng sáng tạo.
  2. B. Vẽ phác hoặc can lại hình để xây dựng bố cục tranh.
  3. C. Điều chỉnh hình, vẽ thêm cảnh vật phù hợp để thể hiện rõ ý tưởng sáng tạo.
  4. D. Tô chì, tạo khối để hoàn thiện tranh.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về nội dung của bước nào trong sáng tạo sản phẩm mĩ thuật sử dụng kí họa dáng người?

A. Vẽ màu hoàn thiện tranh.

B. Lựa chọn hình kí họa nhóm phù hợp với ý tưởng sáng tạo.

C. Vẽ phác hoặc can lại hình để xây dựng bố cục tranh.

D. Điều chỉnh hình, vẽ thêm cảnh vật phù hợp để thể hiện rõ ý tưởng sáng tạo.

 

=> Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời bản 1 Bài 2: Sử dụng tư liệu kí hoạ trong bố cục tranh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay