Phiếu trắc nghiệm Mĩ thuật 9 chân trời (bản 1) Bài 12: Phim thể nghiệm nghệ thuật (video art)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo (Bản 1). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Phim thể nghiệm nghệ thuật (video art). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI
BÀI 12: PHIM THỂ NGHIỆM NGHỆ THUẬT
(12 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Theo em, video art là:
- hình thức nghệ thuật phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
- hình thức nghệ thuật phổ biến trong lĩnh vực khoa học.
- hình thức nghệ thuật phổ biến trong lĩnh vực thời trang hiện đại.
- hình thức nghệ thuật phổ biến trong lĩnh vực phim ảnh hiện đại.
Câu 2: Video art được sử dụng để:
- giải thích các khái niệm đơn trong cuộc sống một cách đơn giản, dễ hiểu.
- giải thích các hiện tượng khoa học một các cụ thể và chính xác.
- giải thích các hiện tượng trong cuộc sống một cách trực quan và sinh động.
- giải thích các khái niệm phức tạp và truyền đạt kiến thức một cách hấp dẫn.
Câu 3: Các doanh nghiệp dùng video art với mục đích:
- tiếp thị, thể hiện sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo.
- quảng cáo, thể hiện sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo.
- quảng cáo, thể hiện sản phẩm và dịch vụ một cách rộng rãi.
- tiếp thị, thể hiện sản phẩm và dịch vụ một cách rộng rãi.
Câu 4: Video art được sử dụng với mục đích gì trong nghệ thuật biểu diễn?
- Tạo ra buổi hội thảo trực tiếp hoặc sự kiện trình chiếu tương tác.
- Tạo ra buổi biểu diễn tương tác hoặc sự kiện nghệ thuật biểu diễn.
- Tạo ra buổi biểu diễn trực tiếp hoặc sự kiện nghệ thuật tương tác.
- Tạo ra buổi hội thảo tương tác hoặc sự kiện trình chiếu trực tiếp.
Câu 5: Video art trên các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội được dùng để:
- truyền thông cho ý tưởng của cá nhân tới toàn thế giới.
- truyền đạt ý tưởng cá nhân và chia sẻ nghệ thuật với toàn thế giới.
- thể hiện ý tưởng nghệ thuật của tập thể với toàn thế giới.
- thể hiện ý tưởng nghệ thuật của cá nhân với toàn thế giới.
Câu 6: Hình ảnh sau đây cho thấy chủ đề nào được phim thể nghiệm nghệ thuật thể hiện?
A. Môi trường. B. Thời tiết. C. Khí hậu. D. Tự nhiên. |
Câu 7: Experimental video art còn được gọi là:
- Phim thể nghiệm nghệ thuật.
- Phim nghệ thuật trải nghiệm.
- Phim trải nghiệm nghệ thuật.
- Phim nghệ thuật thể nghiệm.
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Theo em, hình ảnh nào không yếu tố được sử dụng trong phim thể nghiệm nghệ thuật?
- Ảnh động.
- Ánh sáng.
- Âm thanh.
- Hiệu ứng của công nghệ thông tin.
Câu 2: Đâu không phải một trong những hoạt động chính cần làm của bước chuẩn bị tạo phim thể nghiệm nghệ thuật?
- Xác định ý tưởng về nội dung, chủ đề và đối tượng biểu đạt.
- Xây dựng kịch bản (ngôn ngữ, hình ảnh).
- Thực hiện quay phim thực tế liên quan đến nội dung kịch bản.
- Chuẩn bị thiết bị máy quay phim hoặc thiết bị có chức năng ghi hình.
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Nội dung chính được tác giả Le Brothers đề cập trong phim nghệ thuật “Chạm tới biển” là gì?
- Sự đánh mất – sự trở về.
- Sự chia ly – sự hợp nhất.
- Sự can đảm – sự yếu đuối.
- Sự rộng lớn – sự nhỏ bé.
Câu 2: Đâu không phải là một hoạt động cần thực hiện trong bước hậu kì khi tạo phim thể nghiệm nghệ thuật?
- A. Thêm hiệu ứng hình ảnh, đồ họa chuyển động, nghệ thuật chữ, chuyển cảnh...
- B. Thêm hiệu ứng âm thanh hoặc nhạc nền.
- C. Hoàn thiện và xuất bản phim.
- D. Điều chỉnh cảnh, màu sắc, ánh sáng của phim.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Trong quá trình tạo phim thể nghiệm nghệ thuật, bước biên tập được thực hiện sau bước nào?
- Chuẩn bị và quay phim.
- Quay phim và hậu kì.
- Chuẩn bị và hậu kì.
- Chuẩn bị.
=> Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời bản 1 Bài 12: Phim thể nghiệm nghệ thuật (video art)