Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

Dưới đây là giáo án bản word môn mĩ thuật lớp 9 bản 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: THƯƠNG HIỆU VÀ SẢN PHẨM

BÀI 6: THIẾT KẾ ĐỒ LƯU NIỆM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cách thiết kế và tạo mẫu đồ lưu niệm dạng hình khối 3D.
  • Tạo được mô hình đồ lưu niệm mang nét đặc trưng riêng của địa phương.
  • Vận dụng được kĩ thuật tạo hình 3D làm đồ chơi, đồ lưu niệm tặng người thân.
  • Biết trân trọng vẻ đẹp đặc trưng của lịch sử địa phương và chia sẻ thông điệp văn hóa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Sử dụng được kĩ thuật tạo hình 3D làm đồ chơi, đồ lưu niệm mà mình mong muốn.
  • Thực hiện được việc thiết kế đồ lưu niệm mang vẻ đẹp đặc trưng lịch sử địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức sử dụng vật liệu sẵn có, tái sử dụng trong thực hành, sáng tạo SPMT.
  • Có hiểu biết đúng về phạm vi của môn Mĩ thuật, tăng cường tính gắn kết môn học với thực tiễn của cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật 9.
  • Hình ảnh, video clip giới thiệu sản phẩm lưu niệm được làm từ các vật liệu khác nhau.
  • Đất nặn, mẫu tạo sản phẩm lưu niệm dạng hình khối 3D.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 9.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh đồ lưu niệm và trả lời câu hỏi: chất liệu, ứng dụng và ý nghĩa của sản phẩm.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chất liệu, ứng dụng và ý nghĩa của sản phẩm lưu niệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • Em hãy cho biết sản phẩm trong bức tranh được làm bằng gì?
  • Sản phẩm đó được sử dụng làm quà trong những dịp nào và có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Sản phẩm trong bức tranh là thác nước phong thủy hồ lô tài lộc thịnh vượng mã đáo thành công. Đây là một thiết kế tinh tế từ gốm sứ cao cấp.

+ Đây là một sản phẩm có  sự kết hợp hoàn hảo giữa hình dáng hồ lô mang ý nghĩa tài lộc và thịnh vượng và thành công trong cuộc sống. Sản phẩm này thường được làm quà tặng sinh nhật, quà lưu niệm,... rất ý nghĩa.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hiện nay các nhu cầu về quà tặng, những món đồ xinh xắn, ngộ nghĩnh dành tặng nhau trở nên ngày cảng phổ biến và mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc, vì thế đồ lưu niệm cũng là món quà mà nhiều người tìm kiếm. Đó cũng là lí do việc thiết kế đồ lưu niệm phải luôn sáng tạo, cá tính, độc đáo và tính thẩm mĩ cao. Vậy để thiết kế đồ lưu niệm cần thực hiện như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng vào bài học mới, Bài 6: Thiết kế đồ lưu niệm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát – nhận thức về đồ lưu niệm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được nét đặc trưng về văn hóa, địa lí được thể hiện qua sản phẩm lưu niệm.

- Hiểu và có ý thức khai thác vật liệu sẵn có trong thiết kế đồ lưu niệm.

- Hiểu được giá trị của sản phẩm lưu niệm trong cuộc sống.

  1. Nội dung:

- Tìm hiểu về nét đặc trưng về văn hóa, địa lí được thể hiện qua sản phẩm.

- Nhận biết cách kết hợp hình, khối, màu sắc trong sản phẩm.

- Tìm hiểu giá trị của sản phẩm lưu niệm trong cuộc sống.

  1. Sản phẩm: Nhận thức và hình dung ban đầu về nét đặc trưng, giá trị của đồ lưu niệm.

d.Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát 5 mẫu đồ lưu niệm và trả lời câu hỏi SGK tr.26:

  
 
  

+ Nét đặc trưng về văn hóa, địa lí được thể hiện qua sản phẩm.

+ Cách kết hợp hình, khối, màu sắc trong sản phẩm.

+ Giá trị của sản phẩm lưu niệm trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm của đồ lưu niệm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đưa ra nhận thức ban đầu về đồ lưu niệm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát – nhận thức về đồ lưu niệm

Sử dụng hình khối thể hiện hình ảnh đặc trưng của cảnh vật về văn hóa, xã hội của địa phương có thể tạo được đồ lưu niệm.

 

 

Hoạt động 2: Cách thiết kế tạo dáng đồ lưu niệm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách thiết kế đồ lưu niệm theo các bước đơn giản.

- Biết cách tạo dáng đồ lưu niệm bằng đất nặn.

  1. Nội dung:

- HS tham khảo quy trình các bước thiết kế đồ lưu niệm.

- Thiết kế tạo dáng được đồ lưu niệm bằng đất nặn có ở mức độ đơn giản.

  1. Sản phẩm: Đồ lưu niệm bằng đất nặn.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tìm hiểu các bước thực hiện đồ lưu niệm bằng đất nặn trong SGK tr.27 và nêu yêu cầu: Mô tả lại các bước thiết kế và thực hiện tạo dáng đồ lưu niệm làm từ đất nặn.

  
  

- GV trình chiếu cho HS xem một số sản phẩm đồ lưu niệm được làm từ đất nặn:

Tò he

Tượng chibi

Móc khóa

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các bước thiết kế tạo dáng đồ lưu niệm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát cách tạo dáng đồ lưu niệm bằng đất nặn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện HS trình bày các bước để thiết kế tạo dáng đồ lưu niệm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sử dụng hình khối thể hiện hình ảnh đặc trưng của cảnh vật về văn hóa, xã hội của địa phương có thể tạo được đồ lưu niệm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Cách thiết kế tạo dáng đồ lưu niệm

- Bước 1: Vẽ phác để xác định hình dạng, kích thước đồ lưu niệm.

- Bước 2: Tạo hình khối chính của đồ lưu niệm.

- Bước 3: Tạo hình chi tiết và đặc điểm riêng của đồ lưu niệm.

- Bước 4: Lắp ráp các hình khối, hoàn thiện sản phẩm.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Thiết kế tạo dáng đồ lưu niệm của quê hương em

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vật liệu và hình ảnh đặc trưng về văn hóa, lịch sử của quê hương.

- Tạo đồ lưu niệm về văn hóa, lịch sử quê hương.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS xác định được vật liệu và hình ảnh đặc trưng về văn hóa, lịch sử của quê hương.

- HS thiết kế tạo dáng đồ lưu niệm của quê hương.

.....

Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 750k - Đặt bây giờ: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 800k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước
Từ khóa: Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 theo mẫu công văn mới nhất , giáo án word mĩ thuật 9 sách chân trời sáng tạo bản 1, tải giáo án mĩ thuật 9 bản 1 chân trời sáng tạo, GA mĩ thuật 9 bản 1 chân trời 2024

Tài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật THCS

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay