Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Câu "Từ sáng sớm, anh ấy đã xuất phát đến trường" có thành phần nào là chủ ngữ?
A. Anh ấy
B. Đến trường
C. Từ sáng sớm
D. Trường
Câu 2: Trong câu "Cái Lan đang học bài trong phòng", thành phần nào là vị ngữ?
A. Cái Lan
B. Học bài
C. Lan
D. Trong phòng
Câu 3: Thành phần nào trong câu "Cô giáo dạy môn Toán rất vui tính" là chủ ngữ?
A. Cô giáo
B. Dạy môn Toán
C. Rất vui tính
D. Môn Toán
Câu 4: Trong câu "Ngày mai, tôi đi du lịch với lớp", thành phần nào là trạng ngữ chỉ thời gian?
A. Đi
B. Tôi
C. Ngày mai
D. Du lịch
Câu 5: Trong câu "Buổi sáng, tôi thường đi bộ", thành phần nào là vị ngữ?
A. Buổi sáng
B. Tôi
C. Thường đi bộ
D. Đi bộ
Câu 6: Truyện là gì?
A. Là một tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc
B. Là loại văn học dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo
C. Là một thể loại văn học được tác giả dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật
D. Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại
Câu 7: Lời người kể chuyện đảm nhận việc gì?
A. Là lời nói gián tiếp của nhân vật, có thể được trình bày tác riêng hoặc xen lẫn với người kể chuyện
B. Là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện
C. Thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy
D. Thuật lại các sự việc có thể xảy ra trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai
Câu 8: Qua đoạn đầu, Dế Mèn tự miêu tả về mình, em thấy Dế Mèn là có tính cách gì?
A. Có chính kiến, biết khả năng của bản thân ở đâu
B. Kiêu ngạo nhưng biết nghĩ cho người khác
C. Hung hăng, xốc nổi, luôn coi thường mọi người, kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là nhất
D. Có tài năng phi thường, không kiêu ngạo, coi thường kẻ yếu thế hơn mình, biết suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định
Câu 9: Nhân vật Dế Choắt trong “Bài học đường đời đầu tiên” được nhà văn Tô Hoài miêu tả có tính cách như thế nào?
A. Hiền hậu và khôn ngoan
B. Gan dạ và quyết đoán
C. Tự do và phóng khoáng
D. Yếu ớt và nhút nhát
Câu 10: Chi tiết nào dưới đây thể hiện rõ nhất thái độ coi thường của Dế Mèn đối với Dế Choắt?
A. Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi
B. Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt
C. Khi Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.
D. Đặt tên “Dế Choắt” một cách chế giễu và trịch thượng
Câu 11: Đọc văn bản “Giọt sương đêm” và trả lời câu hỏi: Có các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn:
“Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai. Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.”
A. Điệp từ, nhân hóa, so sánh
B. Điệp từ, nhân hóa, so sánh, từ láy
C. Điệp từ, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, từ láy
D. Điệp từ, so sánh, từ láy
Câu 12: Đọc văn bản “Giọt sương đêm” và trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Hãy chọn đáp án đúng nhất.
A. Sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người là tình yêu quê hương tha thiết
B. Mỗi người hãy biết trân trọng giá trị cuộc sống
C. Những bận rộn, lo toan trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta lãng quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Mỗi người hãy biết trân trọng những điều thân thuộc ấy của mình
D. Mỗi người cần có trách nhiệm với quê hương – nơi chúng ta sinh ra và lớn lên
Câu 13: Để bài văn trở nên sinh động hơn, em nên làm gì khi kể lại trải nghiệm?
A. Kể chuyện ngắn gọn và không có chi tiết
B. Chú ý miêu tả kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá để bài văn thêm sinh động
C. Không sử dụng các từ ngữ cảm xúc
D. Đưa ra những lý lẽ không liên quan đến câu chuyện
Câu 14: Đối với phần kết bài bài văn kể lại trải nghiệm, em cần nêu lên được ý gì?
A. Chỉ nhắc lại sự việc đã kể
B. Đưa ra suy nghĩ, cảm nhận hoặc kết luận về trải nghiệm đó
C. Thể hiện cảm xúc tiêu cực
D. Không cần kết luận gì
Câu 15: Đối với đoạn mở bài của bài văn kể lại trải nghiệm, em có thể làm gì để khơi gợi sự chú ý của người đọc?
A. Không cần phải mở đầu gây sự chú ý
B. Chỉ liệt kê các sự kiện trong bài viết
C. Mô tả các sự việc một cách chi tiết
D. Mở đầu bằng một câu chuyện thú vị hoặc câu hỏi kích thích sự tò mò
Câu 16: ........................................
........................................
........................................