Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Bài 4 Văn bản 1: “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 Văn bản 1: “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG

VĂN BẢN 1: NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – MỘT BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học là gì?

  1. Là loại văn bản làm sáng tỏ các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm.
  2. Là loại văn bản cung cấp các tri thức về một thể loại văn học cụ thể.
  3. Là loại văn bản cung cấp thông tin về một vấn đề xã hội.
  4. Là loại văn bản bàn luận về một vấn đề trong cuộc sống.

 

Câu 2: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của văn bản nghị luận về tác phẩm văn học?

  1. Thể hiện những đánh giá, nhận xét bao quát, ít bày tỏ quan điểm cá nhân.
  2. Thể hiện quan điểm, thái độ, cách đánh giá và kiến giải của người viết về tác phẩm.
  3. Thể hiện góc nhìn phiến diện, mang tính cá nhân về một khía cạnh của tác phẩm.
  4. Thể hiện những suy tư, trăn trở của người viết về những thiếu sót của tác phẩm.

Câu 3: Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học cần được cấu tạo như thế nào?

  1. Một hệ thống các ý liền mạch, có tính liên kết.
  2. Một hệ thống bằng chứng đa dạng, phong phú.
  3. Một hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dựa trên lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
  4. Một hệ thống các luận điểm đa dạng, lí lẽ phong phú.

Câu 4: Nhân tố nào là không thể thiếu đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?

  1. Người đọc.
  2. Người viết.
  3. Tác giả.
  4. Nhân vật trong tác phẩm.

Câu 5: Người đọc đóng vai trò như thế nào đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?

  1. Làm tác phẩm trở nên nổi tiếng hơn.
  2. Làm tác phẩm trở nên sâu sắc hơn.
  3. Làm phong phú thêm ý nghĩa của tác phẩm văn học, tạo nên lịch sử tiếp nhận tác phẩm.
  4. Tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm.

Câu 6: Bối cảnh tiếp nhận tác phẩm gồm những gì?

  1. Hoàn cảnh xã hội.
  2. Tình hình chính trị.
  3. Hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân.
  4. Bối cảnh thời đại, xã hội và hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân.

Câu 7: Bối cảnh tiếp nhận có vai trò như thế nào đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?

  1. Ảnh hưởng đến tình cảm của người đọc dành cho nhân vật.
  2. Ảnh hưởng đến cách hiểu về nhân vật.
  3. Ảnh hưởng đến định hướng giá trị, trình độ tiếp nhận của người đọc.
  4. Ảnh hưởng đến sự yêu thích với tác phẩm.

Câu 8: Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thuộc thể loại gì?

  1. Truyền kì.
  2. Truyện thơ Nôm.
  3. Truyền thuyết.
  4. Truyện ngắn.

Câu 9: Tác giả của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?

  1. Nguyễn Du.
  2. Nguyễn Khuyến.
  3. Nguyễn Dữ.
  4. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 10: Ai là nhân vật trung tâm của Chuyện người con gái Nam Xương?

  1. Trương Sinh.
  2. Bé Đản.
  3. Trương Sinh và Vũ Nương.
  4. Vũ Nương.

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Tác giả đã nhận xét như thế nào về con người của Vũ Nương?

  1. Chăm chỉ, chịu khó, giỏi làm ăn, buôn bán.
  2. Đảm đang, tháo vát, giỏi việc nước, đảm việc nhà.
  3. Đầy đủ tài năng, hội tủ đủ “công dung ngôn hạnh”.
  4. Đã làm trọn nghĩa vụ của một kiếp đàn bà: làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ.

Câu 2: Vấn đề chính mà tác giả bàn luận về Chuyện người con gái Nam Xương là gì?

  1. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
  2. Nét tính cách nổi bật của nhân vật Trương Sinh.
  3. Bi kịch của Vũ Nương.
  4. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng”?

  1. Vì mặc dù nàng biết chồng vốn có tính đa nghi, phòng ngừa quá sức với vợ mà vẫn trỏ bóng mình vào ban đêm và nói với con đấy là cha nó.
  2. Vì nàng không biết Trương Sinh có tính đa nghi.
  3. Vì trước đây Trương Sinh không hề ghen tuông mù quáng như vậy.
  4. Vì nàng quá vô tư, không suy nghĩ sâu xa.

Câu 4: Nét tính cách nào của nhân vật Trương Sinh được tác giả tập trung phân tích?

  1. Tham lam.
  2. Ghen tuông.
  3. Gian xảo.
  4. Thương người.

Câu 5: Qua những lập luận của người viết, có thể rút ra được những kết luận nào về tính cách của nhân vật Trương Sinh?

  1. Bảo thủ, nóng tính, cứng nhắc, ghen tuông mù quáng.
  2. Hèn nhát, yếu đuối, hay suy nghĩ.
  3. Bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh.
  4. Dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu thương gia đình.

Câu 6: Theo người viết, đâu là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ không thể tìm thấy ở những truyện truyền kì khác?

  1. Lấy hình tượng cái bóng để đẩy tuyến truyện vào bi kịch.
  2. Lấy lời nói ngây thơ của đứa con và hình tượng cái bóng để đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm.
  3. Nhanh chóng giải quyết những mâu thuẫn, nút thắt trong truyện.
  4. Đưa nhiều chi tiết cảm động, khơi gợi được cảm xúc và tình cảm của người đọc.

 

Câu 7: Vì sao người viết cho rằng bi kịch của Vũ Nương là một bi kịch rất oái oăm?

  1. Vì nàng đã phải chịu cái chết oan ức, không thể lấy lại danh dự.
  2. Vì Trương Sinh nhất quyết không chịu nghe lời nàng giải thích.
  3. Vì cái chết bi thảm của nàng là do chính người chồng nàng hết lòng thủy chung và đứa con trai nàng yêu thương, chăm sóc gây nên.
  4. Vì không một ai tin lời nàng nói, hàng xóm đặt điều bôi nhọ thanh danh của Vũ Nương mới dẫn đến bi kịch oái oăm.

Câu 8: Vì sao tác giả cho rằng chúng ta nên cảm thông với Trương Sinh?

  1. Vì Trương Sinh vốn có bản tính lương thiện, chỉ nhất thời ghen tuông, nóng nảy.
  2. Vì Trương Sinh đi lính đã gian khổ, chán chường, về nhà gặp cảnh đau lòng là mẹ mất khiến tim anh càng bị đè nặng hơn, việc bị phản bội khiến anh như sụp đổ.
  3. Vì Trương Sinh quá yêu Vũ Nương, vì yêu mà sinh ra thù hận, nóng nảy.
  4. Vì Trương Sinh vốn tính đa nghi, bản tính thì khó lòng thay đổi.

Câu 9: Tác giả đã lí giải việc Nguyễn Dữ tưởng tượng ra cảnh Vũ Nương hội ngộ với Trương Sinh như thế nào?

  1. Để minh oan và bù đắp cho lòng ngay thẳng, hiếu thảo, thủy chung của nàng.
  2. Để đề cao danh dự, nhân phẩm của Vũ Nương.
  3. Để tình tiết câu chuyện thêm phần li kì, cuốn hút, thú vị.
  4. Để câu chuyện được mới mẻ, sáng tạo hơn so với những lưu truyền trong dân gian.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Theo người viết, việc Vũ Nương trở về dương thế nhưng chỉ là ảo ảnh đã thể hiện điều gì?

  1. Thể hiện được tài năng của Nguyễn Dữ trong việc dung hòa hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với cái ảo ảnh.
  2. Thể hiện được sự kiên quyết của Nguyễn Dữ khi muốn Trương Sinh phải trả giá thật đắt cho những hành động sai lầm.
  3. Thể hiện sự thương xót của Nguyễn Dữ khi không muốn nàng quay về bể khổ nữa.
  4. Thể hiện ước mơ của Nguyễn Dữ, muốn Vũ Nương có một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.

Câu 2: Tác giả đã vận dụng những dẫn chứng nào để chứng minh cho lí lẽ trong bài viết?

  1. Dẫn chứng trực tiếp từ tác phẩm.
  2. Dẫn chứng gián tiếp từ tác phẩm.
  3. Dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp từ tác phẩm.
  4. Dẫn chứng từ ngoài tác phẩm.

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng Chuyện người con gái Nam Xương vẫn còn sức hấp dẫn cho đến ngày nay?

  1. Vì đây là một tác phẩm mang tính hiện đại, phù hợp với xã hội ngày nay.
  2. Vì tác phẩm đã đề cập đến bi kịch muôn thuở của con người với hình tượng nhân vật Vũ Nương gần với những người bà, người mẹ trong đời thực.
  3. Vì tác phẩm có những sáng tạo mới mẻ về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
  4. Vì đây là tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại truyền kì.

Câu 4: Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận?

  1. Tổng kết vấn đề và khẳng định sự thành công của tác phẩm từ chính bi kịch mà nhà văn xây dựng.
  2. Khẳng định sức sống trường tồn của tác phẩm.
  3. Khẳng định tính đúng đắn của những lí lẽ người viết đưa ra.
  4. Là bằng chứng để thuyết phục người đọc.

Câu 5: Tác giả đã triển khai luận điểm theo trình tự nào?

  1. Theo từng nhân vật trong truyện từ Trương Sinh đến bé Đản và cuối cùng là Vũ Nương.
  2. Theo trình tự diễn biến câu chuyện.
  3. Theo phẩm chất, tính cách của nhân vật Vũ Nương.
  4. Theo trình tự quan trọng của lí lẽ, dẫn chứng.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học tăng sức thuyết phục?

  1. Lí lẽ, dẫn chứng phải thật đa dạng, phong phú.
  2. Phải lựa chọn được tác phẩm nổi tiếng, đặc sắc.
  3. Phải lựa chọn những bằng chứng phù hợp, làm sáng tỏ được lí lẽ.
  4. Chỉ nên khai thác vấn đề ở một góc nhìn nhất định.

 

Câu 2: Đâu là nhận xét không đúng về vai trò của người đọc đối với một tác phẩm văn học?

  1. Là người đồng sáng tạo với tác giả.
  2. Là người bảo tồn giá trị của tác phẩm.
  3. Là người quyết định số phận của tác phẩm đó.
  4. Là người giúp tác phẩm trở nên hay và đặc sắc hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay