Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Tình sông núi (Trần Mai Ninh) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BÀI 9: ĐI VÀ SUY NGHĨ
ĐỌC: TÌNH SỐNG NÚI
(16 câu)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ lục bát.
B. Thể thơ tự do.
C. Thể thơ 5 chữ.
D. Thể thơ 7 chữ.
Câu 2: Trần Mai Ninh sinh ra ở đâu nhưng lớn lên ở đâu?
A. Sinh ra ở Thanh Hóa, lớn lên ở Hà Nội.
B. Sinh ra ở Hà Nội, lớn lên ở Thanh Hóa.
C. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
D. Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thơ Trần Mai Ninh trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Giàu tính cách tân.
B. Nóng bỏng tinh thần chiến đấu.
C. Tràn đầy niềm tin vào cách mạng.
D. Bi quan về tương lai đất nước.
Câu 4: Đoạn 1 của bài thơ (từ đầu đến "Diên Khánh xanh um") thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
A. Niềm vui sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
B. Sự phẫn nộ của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
C. Niềm hân hoan, phấn chấn của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
D. Nỗi buồn chán của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
Câu 5: Đoạn 2 của bài thơ (từ "Tôi lim dim cặp mắt" đến "Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng") thể hiện điều gì?
A. Sự tức giận của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
B. Sự lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
C. Niềm vui sướng của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
D. Nỗi buồn của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
Câu 6: Đoạn 3 của bài thơ (những câu thơ còn lại) thể hiện điều gì về nhà thơ?
A. Suy ngẫm về vẻ đẹp thiên nhiên.
B. Phê phán xã hội đương thời.
C. Suy ngẫm về Tổ quốc đẹp tươi, gian lao và anh dũng.
D. Hoài niệm về quá khứ.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Điều gì tạo nên nhịp điệu rắn rỏi, mạnh mẽ của bài thơ?
A. Sự đều đặn của vần điệu.
B. Việc sử dụng nhiều tính từ.
C. Nhịp điệu của cảm xúc với những chỗ ngừng, ngắt linh hoạt.
D. Sự lặp lại của các từ ngữ.
Câu 2: Yếu tố nào làm cho bài thơ căng tràn tính vận động?
A. Sử dụng nhiều danh từ.
B. Sử dụng nhiều động từ.
C. Sử dụng nhiều tính từ.
D. Sử dụng nhiều trạng từ.
Câu 3: Tác giả xây dựng hình tượng "tôi" trong bài thơ với tư cách là gì?
A. Một nhà phê bình văn học.
B. Một đầu mối của mọi quan sát, liên hệ, suy ngẫm.
C. Một nhân vật lịch sử.
D. Một người ngoài cuộc.
Câu 4: Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ trong bài thơ nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra sự khó hiểu cho người đọc.
B. Thể hiện sự hoài nghi về đất nước.
C. Thể hiện vai trò dẫn dắt cảm xúc và định hướng suy nghĩ cho người đọc.
D. Tạo ra sự hài hước trong bài thơ.
Câu 5: Qua cách tự bộc lộ mình trong bài thơ, tác giả thể hiện là người như thế nào?
A. Người không quan tâm đến đất nước.
B. Người rất mực yêu quý vẻ đẹp của đất nước và kính trọng nhân dân.
C. Người chỉ quan tâm đến bản thân.
D. Người bi quan về tương lai đất nước.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Sau khi đọc xong bài thơ Tình sông núi, em hãy cho biết, điều gì thôi thúc tác giả phải viết bài thơ?
A. Sự ngưỡng mộ đối với các nhà thơ khác.
B. Mong muốn được nổi tiếng trong giới văn học.
C. Sự gắn bó sâu nặng với Tổ quốc.
D. Nhu cầu kiếm sống bằng nghề viết.
Câu 2: Trong bài thơ, đối tượng nào được tác giả đặt vào vị trí trung tâm khi nói về những người con của đất nước?
A. Tầng lớp trí thức.
B. Tầng lớp cần lao.
C. Tầng lớp lãnh đạo.
D. Tầng lớp thương nhân.
Câu 3: Việc sử dụng nhiều loại câu (câu kể, câu cảm, câu hỏi) trong bài thơ có tác dụng gì?
A. Làm cho bài thơ trở nên khó hiểu.
B. Khuấy động được nhiều tầng bậc cảm xúc ở người đọc.
C. Tạo ra sự đơn điệu trong cách diễn đạt.
D. Làm giảm giá trị nghệ thuật của bài thơ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Qua việc tập trung miêu tả hình ảnh những người cần lao (Hình ảnh nhân dân lao động), tác giả muốn thể hiện điều gì?
A. Đất nước chỉ do tầng lớp lãnh đạo tạo nên.
B. Đất nước và nhân dân là hai thực thể riêng biệt.
C. Tổ quốc là thành tựu vĩ đại mà nhân dân tạo nên; đất nước, Tổ quốc với nhân dân là một.
D. Tầng lớp cần lao không đóng góp nhiều cho sự phát triển đất nước.
Câu 2: Vẻ đẹp đặc trưng của bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào?
A. Chỉ sử dụng miêu tả cụ thể.
B. Chỉ sử dụng lối diễn đạt khái quát.
C. Phối hợp giữa miêu tả cụ thể với lối diễn đạt khái quát.
D. Không sử dụng bất kỳ phương pháp miêu tả nào.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Tình sông núi (Trần Mai Ninh)