Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập Chương 1: Thành phần hoá học của tế bào (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Thành phần hoá học của tế bào (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO ( PHẦN 1)

Câu 1: Để nhận biết sự có mặt của glucose, ta có thể sử dụng dung dịch hóa chất nào sau đây?

  1. Benedict.

B.Iodine.

C.AgCl.

D.AgNO3.

 

Câu 2: Cho các mẫu vật sau:

(1) Khoai lang

(2) Chuối chín

(3) Khoai tây

(4) Rau muống

(5) Trứng

Số mẫu vật có thể sử dụng để thực hiện thí nghiệm sự có mặt của tinh bột là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 3: Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke quan sát được khi sử dụng kính hiển vi quang học được gọi là

  1. vi khuẩn.
  2. virus.
  3. tế bào.
  4. vi sinh vật.

Câu 4: Khi nhỏ thuốc thử Lugol vào dịch lọc củ khoai tây,sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

A.Dung dịch chuyển sang màu đỏ gạch.

  1. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
  2. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen.
  3. Dung dịch không đổi màu.

Câu 5: Cho các phát biểu sau về vai trò của các carbohydrate trong tế bào và cơ thể:

(1) Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật.

(2) Glycogen là nguồn năng lượng dự trữ ở cơ thể động vật và nấm.

(3) Glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.

(4) Lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho các con non.

Số phát biểu đúng là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 1.

 

Câu 6: Người đầu tiên mô tả các tế bào sống là

  1. Theodor Schwann.
  2. Matthias Schleiden.
  3. Antonie van Leeuwenhoek.
  4. Robert Hooke.

 

Câu 7: Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ

  1. 28,4%.
  2. 43,9%.
  3. 96,3%.
  4. 82,1%.

Câu 8: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là

  1. A. Cacbohyđrat
  2. Đường lối
  3. Xenlulôzơ
  4. Tinh bột

 

Câu 9: Tác giả của học thuyết tế bào là

  1. Robert Hooke và Schwann.
  2. Schleiden và Schwann.
  3. Antonie van Leeuwenhoek.
  4. Robert Hooke và Leeuwenhoek.

 

Câu 10: Trong cơ thể, mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ

  1. Nhỏ hơn 0,01%.
  2. Nhỏ hơn 0,02%.
  3. Nhỏ hơn 0,03%.
  4. Nhỏ hơn 0,04%.

Câu 11: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố

  1. C, H, O, N
  2. C, H, N, P
  3. C, H, O, P
  4. D. C, H, O

 

Câu 12: Đâu không phải nội dung cơ bản của học thuyết tế bào

  1. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  2. Các tế bào có thành phân hóa học tương tự nhau, có vật chết di truyền là DNA.
  3. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
  4. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.

 

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất

  1. Nguyên tố đa lượng trong cơ thể tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
  2. Nguyên tố đa lượng góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật.
  3. Một số nguyên tố đa lượng là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 cacbon?

  1. Đêôxiribozo
  2. Galactozo
  3. Fructozo
  4. D. Glucozo

Câu 15: Cho các ví dụ sau:

  1. Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da
  2. Enzim lipaza thủy phân lipit
  3. Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu
  4. Glicogen dự trữ ở trong gan
  5. Hêmoglobin vận chuyển O2 và CO2
  6. Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

Có mấy ví dụ minh họa cho các chức năng của protein?

  1. A. 5
  2. 6
  3. 3
  4. 4

Câu 16: Cho biết chức năng của đồng

  1. Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.
  2. Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
  3. Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.
  4. Cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, cũng như chức năng não và hệ thần kinh ổn định.

Câu 17: Thiết iodine sẽ khiến người bị mắc bệnh

  1. Còi xương.
  2. Loãng xương.
  3. Cả A và B.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 18: Để biết trùng roi xanh có khả năng quang hợp hay không, chúng ta dùng phương pháp nghiên cứu

  1. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
  2. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.
  3. Phương pháp trải nghiệm thực địa.
  4. Phương pháp quan sát.

 

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng

  1. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  2. Tế bào là đơn vị cấu trúc, chức năng cơ bản của cơ thể sống.
  3. Các tế bào khác nhau có thành phần hóa học khác nhau rất nhiều, do cấu tạo và chức năng khác nhau.
  4. Tất cả các tế bào đều được sinh ra từ một tế bào ban đầu.

Câu 20: Tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein được quy định bởi

  1. Số lượng, thành phần các axit amin
  2. B. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin
  3. Số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian
  4. Số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian

Câu 21: Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử protein là

  1. Cấu trúc bậc 4
  2. Cấu trúc bậc 3
  3. Cấu trúc bậc 2
  4. D. Cấu trúc bậc 1

Câu 22: Cho các ý sau:

  1. Phân tử protein có cấu trúc bậc 4 khi có từ 2 chuỗi pôlipeptit trở lên
  2. Protein trong cơ thể luôn được phân hủy và luôn được tổng hợp mới
  3. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người do sai lệch trong quá trình tự sắp xếp của một axit amin trong chuỗi β của phân tử hêmoglobin
  4. Protein được cấu tạo từ axit amin không thay thế và axit amin thay thế
  5. Thức ăn động vật có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều loại axit amin không thay thế
  6. Protein tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền của tế bào

Trong các ý trên, có mấy ý đúng?

  1. 3
  2. 4
  3. C. 5
  4. 6

Câu 23: Hình dưới mô tả quá trình gì của tế bào

  1. Sinh sản.
  2. Biệt hóa.
  3. Nhân đôi.
  4. Dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 24: Con người có thể ứng dụng quá trình biệt hóa vào đời sống như thế nào

  1. Nuôi cấy tế bào gốc trong nhiều môi trường khác nhau để tạo ra thêm nhiều loại tế bào mới.
  2. Nuôi cấy tế bào gốc để nghiên cứu về cách thức hoạt động của chúng.
  3. Nuôi cấy tế bào gốc để tạo ra một cơ thể mới hoàn chỉnh.
  4. Nuôi cấy tế bào gốc để tái tạo các cơ quan phục vụ cho y học.

Câu 25: Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Khi đó, chúng ta cần phải cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Việc cung cấp nước và chất điện giải có vai trò

  1. Cung cấp thật nhiều nước và các chất điện giải để đi vệ sinh dễ dàng hơn.
  2. Cung cấp thật nhiều nước và các chất điện giải để no và hạn chế ăn các loại thực phẩm
  3. Cung cấp thật nhiều nước và các chất điện giải để bù lại lượng nước và chất khoáng bị thiếu hụt do bị tiêu chảy kéo dài.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay