Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập Chương 6: Virus và ứng dụng (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Virus và ứng dụng (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG V. VIRUS VÀ ỨNG DỤNG  (PHẦN 2)

Câu 1: Tại sao đeo khẩu trang là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống đại dịch Covid – 19?

  1. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus SARS – CoV – 2.
  2. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự phát tán và lây nhiễm của các giọt bắn chứa virus SARS – CoV – 2 qua không khí.
  3. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự nhân lên và gây hại của virus SARS – CoV – 2 trong cơ thể đã nhiễm bệnh.
  4. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng làm biến chủng virus SARS – CoV – 2 từ dạng có hại thành dạng vô hại.

 

Câu 2: Cho các biện pháp sau:

(1) Không tiêm chích ma túy

(2) Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế

(3) Không giao tiếp với người bị HIV

(4) Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng

Số biện pháp đúng trong phòng tránh lây nhiễm HIV là

  1. 4.
  2. 3.
  3. 1.
  4. 2.

 

Câu 3: Để tạo ra số lượng lớn virus trong sản xuất thuốc trừ sâu từ virus, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

  1. Sử dụng thực vật làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
  2. Sử dụng sâu làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
  3. Sử dụng vi khuẩn làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
  4. Sử dụng môi trường tổng hợp nhân tạo để nhân nhanh số lượng virus.

 

Câu 4: Để xác định số gen có trong DNA của con người cần sự hỗ trợ của

  1. Thống kê
  2. Khoa học máy tính
  3. Pháp y
  4. Tin sinh học

 

Câu 5: Virus có thể kí sinh ở bao nhiêu sinh vật trong các sinh vật sau đây?

(1) Vi khuẩn

(2) Nấm

(3) Thực vật

(4) Động vật

(5) Người

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

 

Câu 6: Khi nói về biện pháp phòng chống các bệnh do virut gây ra, phát biểu nào sau đây sai? 

  1. Tiêm vacxin phòng bệnh định kì
  2. Khi truyền máu không cần phải xét nghiệm
  3. Vệ sinh các dụng cụ y tế
  4. Tiêm vacxin phòng bệnh cho gia cầm

 

Câu 7: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

  1. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương
  2. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương
  3. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương
  4. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

 

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng về vật chất di truyền của virus?

  1. Chỉ có thể là DNA, mạch đơn hoặc mạch kép
  2. Chỉ có thể là RNA, mạch đơn hoặc mạch kép
  3. Có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép
  4. Có thể là DNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn

 

Câu 9: Khi nói về virut, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 

(1) Là một dạng sống chưa được xem là cơ thể sống

(2) Virut có cấu trúc tế bào

(3) Virut chỉ có vỏ protein và lõi axit nucleic

(4) Virut là một dạng sống kí sinh bắt buộc

(5) Virut có tốc độ sinh sản nhanh

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 10: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

  1. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
  2. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.
  3. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
  4. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

 

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus?

  1. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm)
  2. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản
  3. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA
  4. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ

 

Câu 12: Thành phần nào sau đây được xem là bộ gen của virut? 

  1. ADN
  2. ARN, protein
  3. ADN hoặc ARN
  4. Nucleoxom

Câu 13: Robert Koch đã phát hiện ra trực khuẩn Anthracis vào năm 1876 gây ra bệnh than, bản chất của tác nhân này là?

  1. Vi-rút
  2. Fungi
  3. Vi khuẩn
  4. Động vật nguyên sinh

 

Câu 14: Điều nào sau đây là đúng khi nói về vỏ ngoài virut?

  1. Cấu tạo từ lớp lipit kép và prôtê¡in do có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào.
  2. Trên bề mặt chứa các prôtê¡n để gắn đặc hiệu với thụ thể bể mặt của tế bào.
  3. Các gai glicôprôtê¡n bề mặt là kháng nguyên, kích thích cơ thể vật chủ tạo kháng thể miễn dịch.
  4. Cả A, B và C.

 

Câu 15: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

  1. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật
  2. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật
  3. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật
  4. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật

Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về virus trần và virus có vỏ ngoài?

  1. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có vỏ capsid.
  2. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có lõi nucleic acid.
  3. Bề mặt của virus trần có các gai glycoprotein còn bề mặt của virus có vỏ ngoài thì không có các gai glycoprotein.
  4. Virus trần không có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein còn virus có vỏ ngoài thì có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein

 

Câu 17: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?

  1. Sống cách li hoàn toàn với động vật
  2. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
  3. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
  4. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut

 

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng? 

  1. Viroit là một phân tử ARN vòng, trần có khả năng gây bệnh
  2. Prion là một loại sinh vật gây bệnh có cấu trúc đơn giản nhất
  3. Virion là hạt virut kết tinh, nó tồn tại tiềm sinh ở trong tế bào chủ
  4. Intoferon là một loại protein do tế bào thực vật tiết ra khi bị nhiễm virut

Câu 19: Virut gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng nhưng nó cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trò đó là

  1. xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.
  2. nuôi virut để sản xuất intêfêron
  3. nuôi virut để sản xuất insulin.
  4. công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn

Câu 20: Virut có cấu trúc khối có đặc điểm nào sau đây? 

  1. Capsome được sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều
  2. Đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối nối với đuôi có cấu trúc xoắn
  3. Đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối nối với đuôi có cấu trúc sợi
  4. Capsome được sắp xếp theo hình khối đa diện với 10 mặt tam giác đều

 

Câu 21: Trình tự các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus là

  1. xâm nhập -> hấp phụ -> tổng hợp -> lắp ráp -> phóng thích
  2. xâm nhập -> hấp phụ -> lắp ráp -> tổng hợp -> phóng thích
  3. hấp phụ -> xâm nhập -> lắp ráp -> tổng hợp -> phóng thích
  4. hấp phụ -> xâm nhập -> tổng hợp -> lắp ráp- > phóng thích

 

Câu 22: Cho các tính chất sau: 

(1) Thành phần là ADN hoặc ARN

(2) Có tính đặc hiệu cho loài

(3) Phân tử lượng lớn

(4) Có tác dụng không đặc hiệu với virut 

(5) Bền vững trước nhiều enzym

(6) Chịu được pH axit và nhiệt độ cao ( khoảng 55- 56 độ C)

Có bao nhiêu tính chất là của inteferon? 

  1. 6
  2. 4
  3. 3

Câu 23: Phân tích axit nuclêic của một virut thấy tỉ lệ các loại nuclêotit như

Sau: A = 20%, X = 20%, T= 25%. Axit nucleic này là:

  1. ADN mạch đơn
  2. ADN mạch kép
  3. ARN mạch đơn
  4. ARN mạch kép.

 

Câu 24: Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut A với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thu được một chủng lai có lõi của chủng A và vỏ prôtêin của chủng B. Đem nhiễm chủng lai vào sinh vật để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ thu được

  1. cả chủng A và chủng B
  2. vỏ giống cả chủng A và B, lõi giống chủng B.
  3. chủng lai.
  4. chủng A.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau trong giai đoạn xâm nhập giữa phage và virus có vỏ ngoài?

  1. Ở phage, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid. Ở virus có vỏ ngoài, nucleic acid được bơm vào tế bào chất còn vỏ nằm bên ngoài
  2. Ở phage, nucleic acid được bơm vào tế bào chất còn vỏ nằm bên ngoài. Ở virus có vỏ ngoài, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid
  3. Ở phage, vỏ capsid được bơm vào tế bào chất còn nucleic acid nằm bên ngoài. Ở virus có vỏ ngoài, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid
  4. Ở phage, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid. Ở virus có vỏ ngoài, vỏ capsid được bơm vào tế bào chất còn nucleic acid nằm bên ngoài

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay