Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 11: Luyện từ và câu - Vị ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Luyện từ và câu - Vị ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: VỊ NGỮ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Vị ngữ là thành phần nào của câu?

  1. Là thành phần phụ của câu dung để bộc lộ cảm xúc.
  2. Là một trong hai thành phần chính của câu.
  3. Là thành phần phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của câu.
  4. Là thành phần phụ dung để đặt câu hỏi.

Câu 2: Tác dụng của vị ngữ?

  1. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?).
  2. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?).
  3. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?).
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải tác dụng của vị ngữ trong câu?

  1. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?)
  2. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?)
  3. Dùng để đảo trật tự từ trong câu.
  4. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?)

Câu 4: Vị ngữ thường xuất hiện ở vị trí nào trong câu?

  1. Chỉ đứng đầu câu.
  2. Thường đứng sau chủ ngữ.
  3. Chỉ đứng ở giữa câu.
  4. Chỉ đứng ở cuối câu.

Câu 5: Vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào trong câu?

  1. Là gì?
  2. Làm gì?
  3. Thế nào?
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Vị ngữ thường đứng sau thành phần nào?

  1. Bổ ngữ
  2. Trạng ngữ
  3. Chủ ngữ
  4. Động từ

Câu 7: Trong câu có thể có bao nhiêu vị ngữ?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. Có thể có nhiều vị ngữ.

Câu 8: Đâu không phải thành phần phụ của câu?

  1. Vị ngữ.
  2. Bổ ngữ.
  3. Trạng ngữ.
  4. Tân ngữ.

Câu 9: Vị ngữ có thể kết hợp với thành phần nào dưới đây để trả lời cho câu hỏi Làm gì?

  1. Bổ ngữ.
  2. Chủ ngữ.
  3. Trạng ngữ.
  4. Tân ngữ.

Câu 10: Vị ngữ có thể kết hợp với thành phần nào dưới đây để trả lời cho câu hỏi Là gì?

  1. Bổ ngữ.
  2. Trạng ngữ.
  3. Chủ ngữ.
  4. Tân ngữ.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Xác định vị ngữ trong câu sau.

Câu ấy là một người tốt.

  1. Cậu ấy.
  2. Là.
  3. Một.
  4. Là một người tốt.

Câu 2: Tìm vị ngữ đầy đủ nhất trong câu văn sau.

Bà cụ sững người, khẽ nói lời cảm ơn.

  1. Bà cụ.
  2. Sững người, khẽ nói lời cảm ơn.
  3. Sững người.
  4. Khẽ nói lời cảm ơn.

Câu 3: Vị ngữ trong câu “Hoàng là một học sinh lớp 4” có tác dụng gì?

  1. Giới thiệu về Hoàng.
  2. Miêu tả đôi chân Hoàng.
  3. Chỉ trạng thái của Hoàng.
  4. Chỉ ra hoạt động của Hoàng.

Câu 4: Vị ngữ trong câu “Cô ấy đang nấu ăn” có tác dụng gì?

  1. Giới thiệu về cô ấy.
  2. Kể ra hoạt động nấu ăn của cô ấy.
  3. Miêu tả đặc điểm của cô ấy.
  4. Nhận xét về cô ấy.

Câu 5: Vị ngữ trong câu “Liên là một cô gái xinh xắn, đôi mắt to tròn

  1. Giới thiệu về liên.
  2. Kể ra hoạt động của Liên.
  3. Miêu tả đặc điểm ngoại hình của cô.
  4. Miêu tả tính cách của cô.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dòng nào chữa đúng lỗi sai của vị ngữ trong câu “Cây cầu không thể bóp còi rộn vang…”?

  1. Cây cầu biết bay lượn nhảy múa.
  2. Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề qua sông, tiếng còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
  3. Cây cầu phun ra những đám mây đen kịt.
  4. Cả A và C.

Câu 2: Dòng nào chữa đúng lỗi sai của câu “Tuấn gọi em nhưng em mới là người được bạn ấy cho một cây bút mới”

  1. Tuấn gọi em bạn Tuấn rủ đi chơi
  2. Tuấn đưa em đi chơi em nhưng bạn ấy cho em cây bút mới.
  3. Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới
  4. Bạn ấy cho em, Tuấn được cây bút mới.

Câu 3: Vị ngữ trong câu “ An đã bị thương khi cắt cỏ cho bò ăn” trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Là gì?
  2. Làm gì?
  3. Thế nào?
  4. Con gì?

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Hãy xác định vị ngữ phù hợp với câu sau “Hàng trăm con voi”?

  1. Nhảy múa.
  2. Mặc quần áo.
  3. Nấu ăn.
  4. Kéo về buôn làng.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 11 Luyện từ và câu 2: Vị ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay