Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 11: Viết 3 - Luyện tập viết thư thăm hỏi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Viết 3 - Luyện tập viết thư thăm hỏi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNGBÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNGLUYỆN TẬP VIẾT THƯ THĂM HỎI(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
LUYỆN TẬP VIẾT THƯ THĂM HỎI(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải mục đích để viết thư?
- Xin nghỉ việc.
- Xin chuyển lớp học.
- Ứng cử viên quốc hội.
- Kể về tình hình hiện tại của bản thân.
Câu 2: Đâu không phải là nội dung khi viết thư cho các em nhỏ học lớp 4?
- Mong nhớ gặp các em nhỏ..
- Hỏi thăm tình hình hiện tại của các em nhỏ.
- Hỏi thăm về tình hình cổ phiếu trong nước.
- Hỏi thăm sức khỏe của các em nhỏ và kể về tình hình hiện tại của mình.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây phù hợp với để viết thư cho những người khuyết tật?
- Hỏi thăm sức khỏe và tình hình hiện tại kèm theo lời động viên tới những người khiếm khuyết.
- Những lời miệt thị ngoại hình.
- Những lời đe dọa.
- Những lời tố cáo.
Câu 4: Khi xác định từ ngữ xưng hô trong thư cần chú ý đến điều gì?
- Các cơ quan chức năng.
- Thẩm phán.
- Đối tượng gửi thư.
- Ban quản lí tòa nhà.
Câu 5: Khi viết thư cần lưu ý những điều gì?
- Xác định tọa độ tòa nhà.
- Đối tượng gửi thư, nội dung phù hợp với tình huống của đối tượng gửi thư (Tin vui, tin buồn, hỏi thăm sức khỏe…).
- Xác định mặt phẳng.
- Xác định địa chỉ nhà mình.
II. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây không phải nội dung hỏi thăm người bệnh khi viết thư?
- Lời hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm tới tình hình hiện tại của người bệnh.
- Lời chỉ trích.
- Lời động viên.
- Lời kể về tình hình hiện tại của bản thân.
Câu 2: Dòng nào dưới đây là một trong những bước của cấu trúc thư?
- Lời chê bai.
- Lời đe dọa.
- Lý do viết thư.
- Lý do xin nghỉ việc.
Câu 3: Trong viết thư có thể đổi lời chúc thành lời hứa hẹn được không? Vì sao?
- Không vì không nằm trong cấu trức thư.
- Không vì lời chúc khác lời hứa hẹn.
- Có vì trong viết thư có thể sử dụng linh hoạt lời chúc và lời hứa hẹn.
- Không vì lời chúc dễ truyền đạt cảm xúc hơn.
Câu 4: Trong viết thư có nên đảo cấu trúc của thư không? Vì sao?
- Nên vì cấu trúc có thể linh hoạt các phần.
- Nên vì ta có thể đảo phần lý do viết thư trước phần giới thiệu.
- Không nên vì theo cấu trúc đã quy định.
- Không nên vì khi đảo bố cục của thư không còn mạch lạc.
Câu 5: Đâu không phải lưu ý khi viết thư?
- Bước thư có đủ các phần cần thiết.
- Bước thư cần thể hiện tình cảm chân thành của em.
- Bức thư phải viết theo ngôn ngữ nước ngoài.
- Viết bức thư đúng quy tắc chính tả, dung từ, đặt câu.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Hà Nội, ngày .... tháng.... năm .....
Thu thân mến!
Mình là Cầm, bạn cũ của cậu đây. Dạo này, cậu có khoẻ không? Học tập như thế nào? Thời tiết ở đó ra sao? Còn mình vẫn khỏe và học tập tốt. Hôm trước, mình xem tivi và được biết ở quê cậu bị cơn bão số 7 tràn qua. Mình viết bức thư này muốn chia buồn với cậu và những người dân ở đó.
Thu ơi! Gia đình cậu có bị thiệt hại nhiều lắm không? Mấy ngày nay, ở phường mình và các phường khác đang có phong trào quyên góp tiền và đồ dùng học tập ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 7 gây nên. Riêng mình gửi giúp cậu số tiền 150.000 đồng mà mình bỏ ống từ mấy năm nay, Thu nhận cho mình nhé! Chúc cậu khỏe và học tập tốt. Mong nhận được thư cậu.
Bạn cũ của Thu
Phan Huyền Cầm
Câu 1: Nếu lược bỏ đi phần lý do viết thư, thông tin về bản thân, thời gian, địa điểm và ngày tháng thì văn bản trên còn được gọi là bức thư không? Vì sao?
- Có vì vẫn đảm bảo cấu trúc của bức thư.
- Có vì đó không phải phần quan trọng của bức thư.
- Không vì bức thư sẽ thành lời hỏi thăm.
- Không vì không đảm bảo những phần quan trọng.
Câu 2: Nội dung của bức thư trên là gì?
- Chia buồn và hỏi thăm gia đình Thu.
- Chê bai quê Thu vùng lũ lụt.
- Khoe khoang việc mình làm từ thiện.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Trong bức thư trên có nên lược bỏ phần giới thiệu không? Vì sao?
- Có vì Thu là người thân ruột thịt.
- Có vì Thu là bạn thân cùng lớp hiện tại của Cầm.
- Không vì đây là người bạn cũ, đã lâu không gặp.
- Không vì không đảm bảo cấu trúc thư.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Viết thư kể về tình hình hiện tại của mình và viết văn kể về tình hình hiện tại của mình khác nhau như thế nào?
- Cấu trúc.
- Đối tượng kể.
- Thời gian kể.
- Ngôi kể.
Câu 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Kiên Giang, ngày 18 tháng 8 năm 2008
Chú Tiến yêu quý!
Lâu rồi, chú không về Việt Nam cháu nhớ chú lắm! Dạo này gia đình chú có khoẻ không ạ? Gia đình cháu ở Việt Nam vẫn khoẻ! Năm nay, cháu học lớp ba rồi, từ đầu năm học đến giờ cháu được nhiều điểm chín, mười lắm chú ạ! Anh Tuấn học ở bên Đức có giỏi không? Cháu mong chú sớm về Việt Nam với cháu! Cháu hứa sẽ học thật giỏi để chú vui lòng. Chú cho cháu gửi lời hỏi thăm đến cô Thuỷ và em bé nhé.
Cháu xin phép chú cho cháu được dừng bút ở đây.
Cháu của chú
Kiên
Nội dung của bức thư trên là gì?
- Hỏi thăm sức khỏe và trình bày về tình hình hiện tại của bản thân.
- Hỏi thăm cô Thủy, anh Đức..
- Hứa sẽ chăm ngoan học giỏi.
- Tất cả những đáp án trên.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 11 Viết 3: Luyện tập viết thư thăm hỏi