Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 14: Luyện từ và câu - Trạng ngữ (tiếp theo)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Luyện từ và câu - Trạng ngữ (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 14: BÀI CA GIỮ NƯỚC

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ
(tiếp theo)

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu?

  1. Thường đứng đầu câu.
  2. Thường đứng giữa câu.
  3. Thường đứng cuối câu.
  4. Thường đứng đầu ở đầu câu, nhưng cũng có khi xuất hiện ở giữa câu và cuối câu.

Câu 2: Thường có mấy trạng ngữ xuất hiện trong câu?

  1. Chỉ 1 trạng ngữ.
  2. 2 trạng ngữ.
  3. Có một hoặc nhiều trạng ngữ.
  4. 3 trạng ngữ.

Câu 3: Trang ngữ thường ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu gì?

  1. Dấu chấm phẩy.
  2. Dấu phẩy.
  3. Dấm chấm.
  4. Dấu hai chấm.

Câu 4: Đâu là trạng ngữ chỉ địa điểm trong câu “Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa”?

  1. Học sinh.
  2. Đang chơi đùa.
  3. Trên sân trường.
  4. Học sinh đang chơi đùa.

Câu 5: Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu sau “Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi” Hồ Phương?

  1. Đứng ở đầu câu.
  2. Đứng ở giữa câu.
  3. Đứng ở cuối câu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Trong câu “Mùa xuân, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc” trạng ngữ ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu gì?

  1. Dấu chấm.
  2. Dấu phẩy.
  3. Dấu hai chấm.
  4. Dấu chấm phẩy.

Câu 7: Trong câu “Trên cành cây, chim đậu trắng xóa”, trạng ngữ “Trên cành cây trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Chim đâu trắng xóa làm gì?
  2. Chim đậu trắng xóa bằng gì?
  3. Chim đậu trắng xóa ở đâu?
  4. Chim đậu trắng xóa khi nào?

Câu 8: Trong câu “Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ”, trạng ngữ “Giữa cánh đồng” trả lời cho câu hỏi nào?

  1. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ khi nào?
  2. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ để làm gì?
  3. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ bằng gì?
  4. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?

Câu 9: Dấu phẩy nào dưới đây không ngăn cách trạng từ với hai thành phần chính của câu?

  1. Vì bị ốm, Hoài đã không kịp tham gia vào kì thi sát hạch.
  2. Có rất nhiều món ăn vặt tuổi thơ như bim bim, thạch dừa, sữa đậu nành túi…
  3. Sáng hôm đó, Dũng dắt trâu ra đồng.
  4. Bằng niềm tin vào chiến thắng Liễu đã không bỏ cuộc vào đạt huy chương vàng cuộc thi O-lym-pi-a môn Tiếng Anh.

Câu 10: Vị trí của trạng ngữ trong câu sau “Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược”?

  1. Đầu câu.
  2. Cuối câu.
  3. Giữa câu.
  4. Đầu câu và giữa câu.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì?

Vì nước ta có vị trí quan trọng, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nên thực dân Pháp đã có âm mưu xâm lược nước ta.

  1. Vì sao Pháp xâm lược nước ta?
  2. Pháp xâm lược nước ta để làm gì?
  3. Pháp xâm lược nước ta khi nào?
  4. Pháp xâm lược nước ta bằng gì?

Câu 2: Có mấy trạng ngữ xuất hiện trong câu sau “Hôm qua, vì mưa, con đường ngập”?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Trong câu dưới đây xuất hiện những trạng ngữ nào?

Hôm đó, vì trời nắng gắt, toàn bộ thí nghiệm trên vườn rau đã thất bại.

  1. Trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân.
  2. Trạng ngữ chỉ mục đích, phương tiện.
  3. Trạng ngữ chỉ thời gian, mục đích.
  4. Trạng ngữ chỉ phương tiện, địa điểm.

Câu 4: Tìm trạng ngữ xuất hiện trong câu dưới đây?

Vì Tổ quốc, các anh sẵn sàng hi sinh.

  1. Các anh.
  2. Hi sinh.
  3. Vì Tổ quốc.
  4. Các anh sẵn sàng hi sinh.

Câu 5: Trạng ngữ nào xuất hiện trong câu sau?

Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch.

  1. Trạng ngữ chỉ thời gian.
  2. Trạng ngữ chỉ địa điểm.
  3. Trạng ngữ chỉ mục đích.
  4. Trạng ngữ chỉ phương tiện.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Trạng ngữ nào dưới đây trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

  1. Vì mấy nay nắng hè gay gắt, sợ bà nội nóng Lan đã tự tay làm một chiếc quạt giấy tặng bà.
  2. Để nắm chắc được dự án lần này, Minh đã chuẩn bị thêm một bản kế hoạch sự phòng.
  3. Vì năm nay mùa màng bội thu tỉnh A đã vươn lên là tỉnh xuất khẩu gao hàng đầu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Khi nào?

  1. Vào mùa xuân, muôn hoa khoe đua nở khoe sắc thắm.
  2. Bằng kĩ thuật công nghệ tiên tiến công an đã phát hiện ra những nhóm hách cơ chuyên nghiệp.
  3. Khi tiếng ve râm ran khắp phố phường cũng là lúc hè về.
  4. Sáng hôm ấy, tôi đợi nhung cùng đi học.

Câu 3: Đâu không phải trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

  1. Trên dòng sông, những đám hoa lục bình nở tím cả góc trời.
  2. Trong lớp học, An và Vy hay nói chuyện riêng trong giờ.
  3. Trên sườn đồi, những ngọn cỏ non ngọt như đang mời gọi đàn trâu.
  4. Mùa đông, cây cối bước vào mùa thay lá.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đâu là câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian?

  1. Năm 2010, cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành dưới bàn tày của các kĩ sư Việt Nam.
  2. Cầu Vĩnh Tuy là một trong những cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội).
  3. Cây cầu đang gấp rút được hoàn thiên, dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 4/2022.
  4. Tất cả các ý trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Luyện từ và câu 2: Trạng ngữ (tiếp theo)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay