Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 4: Đọc 1 - Những thư viện đặc biệt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Đọc 1 - Những thư viện đặc biệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĂNG NONBÀI 4: KHO BÁU CỦA EMĐỌC 1: NHỮNG THƯ VIỆN ĐẶC BIỆT
ĐỌC 1: NHỮNG THƯ VIỆN ĐẶC BIỆT
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Những mảnh xương khắc chữ đã được lưu giữ ở tu viện thành Ba-bi-lon bao lâu?
- Hơn 4000 năm trước.
- Hơn 5000 năm trước.
- Hơn 6000 năm trước.
- Hơn 2000 năm trước.
Câu 2: Kho tài liệu ấy đánh dấu sự ra đời của cái gì?
- Thư viện.
- Nền văn minh.
- Chữ viết.
- Công nghệ.
Câu 3: Một trong những thư viện nổi tiếng nhất thời cổ đại là thư viện nào?
- Thư viện A-lếch-đria ở Ai Cập.
- Thư viện A-xan-đri-a ở Hy Lạp.
- Thư viện A-lếch-xan-đri-a ở Ai Cập.
- Thư viện A-lếch-xan-đri ở Hy Lạp.
Câu 4: Thư viện đó được xây dựng cách đây hơn bao nhiêu năm?
- 500 năm.
- 1000 năm.
- 1500 năm.
- 2000 năm.
Câu 5: Thư viện đó được xây lại trên nền cũ năm bao nhiêu?
- Năm 2000.
- Năm 2001.
- Năm 2002.
- Năm 2003.
Câu 6: Bên ngoài thư viện đó trông như thế nào?
- Giống như một chiếc đồng hồ Mặt Trời, hướng ra biển.
- Giống như một cơn sóng lớn đang ập đến.
- Trông như những thành lũy.
- Trông như chiếc đồng hồ khổng lồ.
Câu 7: Thư viện nào là thư viện lớn nhất?
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Thư viện Quốc hội Mỹ.
- Thư viện A-lếch-xan-đri-a.
- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
Câu 8: Thư viện đó có gì?
- Hơn 18 triệu cuốn sách được viết bằng 125 thứ tiếng.
- Hơn 54 triệu bản thảo viết tay.
- Hàng triệu bản đồ, bản nhạc, bản vẽ, phim…
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Thư viện thiếu nhi nằm ở đâu?
- Trong Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Trong Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trong Thư viện Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trong viện bảo tàng.
Câu 10: Thư viện thiếu nhi là nơi như nào?
- Ít sách, trang trí không đẹp.
- Lượng sách không phong phú, lượng tài liệu tham khảo nghèo nàn.
- Nơi trẻ em có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm các loại nhạc cụ…
- Nơi trẻ em dừng chân nghỉ ngơi.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Những thư viện cổ nói lên điều gì về nền văn minh của loài người?
- Nền văn minh của loài người xuất hiện từ rất sớm.
- Nền văn minh của loài người nghèo nàn.
- Nền văn minh của loài người không có gì nổi trội.
- Nền văn minh của loài người ngày càng rực rỡ.
Câu 2: Hình ảnh dưới đây là hình thư viện nào?
- Thư viện Quốc hội Mỹ.
- Thư viện Cổ đại.
- Thư viện A-lếch-xan-đri-a.
- Thư viện Quốc gia.
Câu 3: Hình ảnh dưới đây là hình thư viện nào?
- Thư viện Quốc hội Mỹ.
- Thư viện Cổ đại.
- Thư viện A-lếch-xan-đri-a.
- Thư viện Quốc gia.
Câu 4: Hình ảnh dưới đây là hình thư viện nào?
- Thư viện Cổ đại.
- Thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Thư viện A-lếch-xan-đri-a.
- Thư viện Quốc gia Mỹ.
Câu 5: Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên điều gì?
- Thư viện đáp ứng yêu cầu đổi mới dành cho thiếu nhi.
- Thư viện thiếu nhi giúp trẻ em hình thành thói quen đọc sách, được trang bị kiến thức thông tin và kỹ năng học tập.
- Việt Nam đã và đang phát triển mọi lĩnh vực trong đời sống.
- Thư viện thiếu nhi được xây dựng để phục vụ cho việc đọc sách của các em.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại khiến em suy nghĩ điều gì?
- Ngay từ thời cổ đại, trên thế giới đã chú trọng đến việc học tập, muốn tạo một trường học, một thư viện và muốn có một nơi để lưu giữ những giá trị văn minh.
- Khối lượng tài liệu đồ sộ trong thư viện này đã phần nào phản ánh về kho tri thức cổ xưa của nhân loại vô cùng lớn và phong phú.
- Nền văn minh của con người phát triển từ rất sớm.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi đến thư viện?
- Tiếp cận nguồn tri thức dồi dào phong phú.
- Được giao lưu, làm quen bạn mới.
- Được kết bạn, vui chơi giải trí.
- Được tham gia các hoạt động thể chất.
Câu 3: Câu sau có mấy danh từ riêng?
Đó là Thư viện Quốc hội Mỹ.
- 1 từ.
- 2 từ.
- 3 từ.
- 4 từ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Ngoài thư viện A-lếch-xan-đri-a, thư viện nào dưới đây cũng là thư viện thời cổ đại?
- Thư viện Quốc hội Mỹ.
- Thư viện Ulpian.
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Thư viện Đại học Quốc gia.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 4 Chia sẻ và Đọc 1: Những thư viện đặc biệt