Phiếu trắc nghiệm Tin học 5 kết nối Bài 5: Bản quyền nội dung thông tin

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Bản quyền nội dung thông tin. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 5 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 5: BẢN QUYỀN NỘI DUNG THÔNG TIN

(16 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hãy quan sát một phần trang sách trong Sách giáo khoa Mĩ thuật 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, xuất bản năm 2024 trong hình sau đây và cho biết nguồn thông tin của bức tranh số 1 là gì?

A. Sách giáo khoa Mĩ thuật 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, xuất bản năm 2024.

B. Bảo tàng Nghệ thuật Whitney, Hoa Kỳ.

C. Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.

D. Không có.

Câu 2: Em hãy quan sát trang sách cuối cùng trong Sách giáo khoa Đạo đức 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, xuất bản năm 2024 trong hình sau đây và cho biết thông tin bản quyền sách là phần nào?

A. Phần 1.

B. Phần 2.

C. Phần 3.

D. Phần 4.

Câu 3: Nội dung thông tin trong tệp Em-yeu-truong-em.mp3 được thể hiện dưới dạng gì?

A. Văn bản.

B. Hình ảnh.

C. Âm thanh.

D. Số.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm đạo đức?

A. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra.

B. Lấy sổ ghi chú của bạn mà chưa hỏi ý kiến.

C. Ghi rõ nguồn thông tin khi lấy thông tin trên Internet.

D. Không tự ý thay đổi nội dung thông tin khi không được phép.

Câu 5: Hành động nào sau đây là vi phạm tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin?

A. Diễn đạt lại thông tin và ghi “phỏng theo”.

B. Chỉ sử dụng thông tin khi được phép.

C. Ghi rõ nguồn thông tin khi sử dụng.

D. Tự ý chia sẻ thông tin cá nhân của người khác.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bản quyền nội dung thông tin là quyền của tác giả cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin.

B. Bài văn tả cảnh em viết là nội dung có bản quyền.

C. Nội dung thông tin không được thể hiện dưới dạng video.

D. Chỉ được sử dụng nội dung thông tin khi được phép.

Câu 2: Cách ghi nguồn Phỏng theo… được sử dụng trong tình huống nào?

A. Kể câu chuyện dựa trên nội dung của truyện khác.

B. Sử dụng một nội dung thông tin bất kì trên Internet.

C. Sử dụng một hình ảnh không rõ tên người chụp.

D. Sử dụng một bài báo của Báo Tiền Phong.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tác giả có thể ghi tên hoặc đăng kí bản quyền để bảo vệ quyền tác giả đối với nội dung thông tin.

B. Khi sử dụng thông tin có thể sửa lại nội dung theo ý mình.

C. Khi truy cập nội dung thông tin của người khác mà không được phép, dù vô tình hay cố tình, đều là hành vi vi phạm đạo đức.

D. Trong quá trình tạo ra nội dung thông tin, cần có ý thức giữ gìn, bảo mật thông tin.

Câu 4: Thông tin nào sau đây là thông tin mang tính riêng tư?

A. Thông tin về thời tiết.

B. Thông tin về giá sản phẩm trong siêu thị.

C. Thông tin về lịch sử dân tộc.

D. Thông tin về nghề nghiệp của bố mẹ.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Khi sử dụng một bài hát không rõ tên tác giả, em sẽ ghi nguồn như thế nào?

A. Không ghi nguồn.

B. Tác giả: Không rõ.

C. Người sưu tầm: Tên em.

D. Sưu tầm.

Câu 2: Khi thấy một bạn đang đọc nhật kí của người khác, em cần thể hiện thái độ như thế nào?

A. Nói bạn không được làm như vậy và đi ra chỗ khác.

B. Thể hiện rõ thái độ không đồng tình, góp ý, nhắc nhở để bạn không làm như vậy nữa.

C. Không phải nhật kí của mình nên không quan tâm.

D. Đọc cùng bạn.

Câu 3: Em đồng tình với tình huống nào sau đây?

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tin học 5 Kết nối bài 5: Bản quyền nội dung thông tin

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay