Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 Cánh diều chủ dề D bài 1: Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 Cánh diều chủ dề D bài 1: Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 9 cánh diều

CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÍ VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET 

BÀI 1: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT SỐ 

(23 câu)

TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Đâu là tác hại khi tham gia internet?

A. Giúp tìm kiếm thông tin

B. Chia sẻ thông tin

C. Bị rủ rê tham gia các hoạt động phi pháp trên mạng xã hội.

D. Học tập online

Câu 2: Phương án nào sau đây là ứng dụng hỗ trợ và phổ biến tệ nạn trên mạng?

A. Internet Banking.

B. Mua sắm trực tuyến.

C. Học online.

D. Tổ chức đánh bạc trực tuyến.

Câu 3: Hành vi có văn hóa, đạo đức trên mạng xã hội: 

A. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên internet của tổ chức 

B. Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên internet của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép 

C. Chia sẻ thông tin có nguồn chính thống, tin cậy 

D. Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính 

Câu 4: Hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

A. Làm việc trực tuyến

B. Học tập trực tuyến.

C. Đọc tin tức

D. Sử dụng mạng xã hội.

Câu 5: Ví dụ cho thấy internet ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí và lối sống

A. Gây ra bệnh khô mắt và suy giảm thị lực 

B. Chìm đắm vào thế giới ảo, không còn thời gian gặp gỡ người thân 

C. Bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động phi pháp 

D. Đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân 

Câu 6: Ví dụ cho thấy internet là phương tiện cho những hành vi thiếu văn hóa, phi đạo đức, phi pháp 

A. Gây ra bệnh khô mắt và suy giảm thị lực 

B. Chìm đắm vào thế giới ảo, không còn thời gian gặp gỡ người thân 

C. Bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động phi pháp 

D. Đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân 

Câu 7: Ví dụ cho thấy internet ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất 

A. Gây ra bệnh khô mắt và suy giảm thị lực 

B. Chìm đắm vào thế giới ảo, không còn thời gian gặp gỡ người thân 

C. Bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động phi pháp 

D. Đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân 

Câu 8: Ví dụ cho thấy internet ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm và quan hệ người thân, bạn bè 

A. Gây ra bệnh khô mắt và suy giảm thị lực 

B. Chìm đắm vào thế giới ảo, không còn thời gian gặp gỡ người thân 

C. Bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động phi pháp 

D. Đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?

A. Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.

B. Không mở email từ địa chỉ lạ

C. Truy cập trang web lành mạnh

D. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.

Câu 2: Hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

A. Làm việc trực tuyến

B. Học tập trực tuyến.

C. Đọc tin tức

D. Sử dụng mạng xã hội.

Câu 3: Đâu không phải là mặt trái của công nghệ số 

A. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe 

B. Bị lệ thuộc vào công nghệ số 

C. Ảnh hưởng đến môi trường và lãng phí 

D. Gây tắc nghẽn giao thông 

Câu 4: Hình ảnh sau đây cho thấy tác động tiêu cực nào của công nghệ đối với đời sống con người, xã hội 

A person and a child sitting on a couch

Description automatically generated

A. Nghiện Internet

B. Bắt nạt, bạo lực qua Internet

C. Giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình 

D. Gây nguy hại cho môi trường 

Câu 5: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến sức khoẻ thể chất của con người như thế nào?

A. Gây ra bệnh khô mắt và giảm thị lực.

B. Những mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng.

C. Dễ có những cảm xúc tiêu cực.

D. Cổ xuý lối sống thiếu đạo đức.

Câu 6: Việc lộ thông tin cá nhân trên Internet dẫn đến hậu quả gì?

A. Giảm kết nối, tương tác trực tiếp giữa người với người.

B. Tài khoản bị mạo danh.

C. Thay đổi thói quen sinh hoạt.

D. Hình thành thói quen thích được chú ý.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kĩ thuật số để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là

A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản.

B. Lừa đảo qua mạng.

C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.

D. Gia tăng ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với con người?

A. Hạn chế hoặc tái sử dụng túi ni lông và vật dụng làm từ nhựa.

B. Ăn uống lành mạnh.

C. Dành nhiều thời gian để sinh hoạt chung với gia đình, chơi thể thao,…

D. Nằm khi dùng điện thoại

Câu 3: Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:

A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy

B. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành

C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo

D. Bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục

Câu 4: Nhận được một email thông báo trúng thưởng. Mai mở ra và nháy chuột vào liên kết bên trong. Sau đó tài khoản email của Mai bị chiếm đoạt và người thân nhận đươc từ tài khoản đó có những tin nhắn vay tiền. Em hãy cho biết trường hợp trên đã bị ảnh hưởng bởi tác hại của Internet như thế nào?

A. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành

B. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo

C. Bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục

D. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy

Câu 5: Hiện tượng người trong gia đình nhắn tin cho nhau qua mạng ngay cả khi đang cùng ở nhà là ví dụ minh họa cho tác động tiêu cực nào của công nghệ kĩ thuật số?  

A. Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí và lối sống 

B. Ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất 

C. Ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm và quan hệ với người thân, bạn bè 

D. Phương tiện cho những hành vi thiếu văn hóa, phi đạo đức, phi pháp 

Câu 6: Sau khoảng 20 phút liên tục nhìn vào màn hình máy tính, em cần làm gì để bảo vệ mắt 

A. Đi ngủ 

B. Nghỉ 20 giây để nhìn xa 20 feet 

C. Dừng sử dụng các thiết bị điện tử trong 10 phút 

D. Chớp mắt liên tục 20 lần 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Một số bạn bè em thần tượng một số diễn viên mới nổi tiếng trên mạng xã hội. Được bạn bè rủ vào xem những đoạn phim trên kênh Youtube của ngôi sao này, em thấy diễn viên ăn mặc không lịch sự, nội dung phim dung tục, thiếu văn hóa. Một số bạn cho rằng ngôi sao này có hàng chục vạn người trẻ tuổi hâm mộ, phim của anh ta mang phong cách mới nên không phù hợp với những người cổ hủ, lạc hậu.

Thái độ và hành động nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.

B. Hòa theo các bạn để khỏi mang tiếng lạc hậu

C. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, còn các bạn làm gì thì tùy

D. Không hâm mộ nhưng cũng không phản đối, cứ tiếp tục theo dõi những video khác của ngôi sao này xem ra sao

Câu 2. Giả sử em phát hiện ra bạn thân của mình đã bắt đầu nghiện trò chơi trực tuyến, em hãy nêu biện pháp để giúp người bạn của mình thoát khỏi tình trạng đó:

A. khuyên bảo bạn không nên chơi trò chơi trực tuyến nữa

B. nói với bạn về sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi nghiện trò chơi trực tuyến là như thế nào

C. sẽ nhờ sự giúp đỡ từ người lớn như thầy cô, phụ huynh

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3. Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?

A. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng

B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xóa

C.  Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình.

D. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xóa ngay đoạn phim trong máy quay

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay