Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời Ôn tập Chương 2: Mô tả chuyển động

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Mô tả chuyển động. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

Câu 1: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

  1. s = 800 m và d = 200m.
  2. s = 200 m và d = 200m.
  3. s = 500 m và d = 200m.
  4. s = 800 m và d = 300m.

Câu 2: Chọn câu đúng

  1. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
  2. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
  3. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.
  4. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Ox.

Câu 3: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.

  1. 15,3 km/h.
  2. 10,9 km/h.
  3. 12 km/h.
  4. 9 km/h.

Câu 4: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?

  1. 12 h.
  2. 10 h.
  3. 9 h.
  4. 3 h.

Câu 5: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

  1. v = 14 km/h
  2. v = 21 km/h
  3. v = 9 km/h
  4. v = 5 km/h

Câu 6: Trong cá đồ thị x – t dưới đây (Hình 2.3), đồ thị nào không biểu diễn chuyển động thẳng đều.

  1. A. B
  2. A
  3. D
  4. C

Câu 7: Một ôtô chuyển động đều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 60 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường nhưng xe xuất phát từ một địa điểm trển đoạn đường cách bến xe 4 km. Chọn bến xe là vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ôtô trên đoạn đường này là:

  1. x = 60t (km ; h).
  2. x = 4 – 60t (km ; h).
  3. C. x = 4 + 60t (km ; h).
  4. x = -4 + 60t (km ; h).

Câu 8: Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B trên một đường thẳng (Hình 2.4). Dựa vào đồ thị, viết được phương trình chuyển động của ô tô là:

  1. A. x = 30t (km ; h).
  2. x = 30 + 5t (km ; h).
  3. x = 30 + 25t (km ; h).
  4. x = 30 + 39t (km ; h).

Câu 9: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?

  1. A. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
  2. Đoàn tàu lúc khởi hành.
  3. Đoàn tàu đang qua cầu.
  4. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.

Câu 10: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?

  1. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.
  2. Bánh xe quay tròn.
  3. C. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
  4. Tiếng nổ của động cơ vang lên.

 

Câu 11: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng:

  1. Va li đứng yên so với thành toa.
  2. Va li chuyển động so với đầu máy.
  3. Va li chuyển động so với đường ray.

thì nhận xét nào ở trên là đúng?

  1. A. 1 và 3.
  2. 1 và 2.
  3. 2 và 3.
  4. 1, 2 và 3.

Câu 12: Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một vật như hình 2.5. Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian:

  1. từ 0 đến t2.
  2. từ 0 đến t1và từ t2đến t3.
  3. từ t1đền t2.
  4. từ 0 đến t3.

Câu 13: Hình 2.6 cho biết đồ thị tọa độ – thời gian của một ôtô chuyển động thẳng, tốc độ của nó là 2 m/s. Tọa độ của ôtô lúc t = 4s là

  1. 28 m.
  2. B. 12 m.
  3. 20 m.
  4. 15 m.

 

Câu 14: Hình 2.7 cho biết đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chuyển động thẳng. Quãng đường ô tô đi được kể từ lúc to = 0 đến lúc t = 10s là

  1. 40m
  2. 30m
  3. 10m
  4. D. 20m

Câu 15: Hoà nói với Bình: “ mình đi mà hoá ra đứng; cậu đứng mà hoá ra đi !” trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?

  1. A. Hòa.
  2. Bình
  3. Cả Hoà lẫn Bình.
  4. Không phải Hoà cũng không phải Bình

Câu 16: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

  1. (2), (4), (5).
  2. (1), (3), (5).
  3. C. (1), (2), (5).
  4. (2), (3), (5).

Câu 17: Trời không có gió, người đứng bên đường và người trên ô tô thấy hạt mưa rơi theo quỹ đạo như thế nào?

  1. A. Người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.
  2. Người đứng bên đường và người trên ô tô thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng
  3. Người đứng bên đường và người trên ô tô thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.
  4. Người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo theo phương xiên góc, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng.

Câu 18: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là

  1. A. 60 km/h.
  2. 20 km/h.
  3. 30 km/h.
  4. 40 km/h.

 

Câu 19: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là:

  1. 60 km/h.
  2. 65 km/h.
  3. C. 53 km/h.
  4. 50 km/h.

Câu 20: Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?

  1. 10km/h
  2. -5km/h
  3. C. -10km/h
  4. 5km/h

 

Câu 21: Nhà của Bách và trường nằm trên cùng một con đường nên hằng ngày Bách đều đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi bằng 4 m/s (khi trời lặng gió). Trong một lần Bách đạp xe từ nhà đến trường, có một cơn gió thổi ngược chiều trong khoảng thời gian 90 s. Hình 5.1 mô tả đồ thị độ dịch chuyển thời gian của Bách trong 5 phút đầu tiên. Tốc độ của gió so với mặt đất là bao nhiêu?

  1. A. 2m/s
  2. 1,2m/s
  3. 1,5m/s
  4. 2,5m/s

Câu 22: Một người bắt đầu cho xe máy chạy trên một đoạn đường thẳng: trong 10 giây đầu xe chạy được quãng đường 50 m, trong 10 giây tiếp theo xe chạy được 100 m. Tốc độ trung bình của xe máy trong 20 giây đầu tiên là bao nhiêu?

  1. 8,5m/s
  2. 7,5 m/s
  3. 6m/s
  4. 9m/s

 

Câu 23: Đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe 1 và 2 được biểu diễn như Hình 4.2. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách vị trí xuất phát của xe 2 một khoảng

  1. 45km
  2. B. 40km
  3. 30km
  4. 20km

Câu 24: Tại một thời điểm, ở vị trí M trên đoạn đường thẳng có xe máy A chạy qua với tốc độ 30 km/h. Sau 10 phút, cũng tại vị trí M, có xe máy B chạy qua với tốc độ 40 km/h để đuổi theo xe máy A. Giả sử hai xe máy chuyển động thẳng với tốc độ xem như không đổi. Tính thời gian để xe máy B đuổi kịp xe máy A.

  1. 1h
  2. 5h
  3. C. 0,5h
  4. 0,8h

Câu 25: Dựa vào thông tin ở câu 2, Tính quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp.

  1. A. 20km
  2. 30km
  3. 40km
  4. 45km

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay