Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời Ôn tập Chương 5: Moment lực. Điều kiện cân bằng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5: Moment lực. Điều kiện cân bằng. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG 5: MOMENT LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG

Câu 1: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 600 N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600 N.

  1. α=00
  2. α=900
  3. α=450
  4. α=1200

 

Câu 2: Hai lực và song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30 cm. Biết F1 = 18 N và hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?

  1. 11,5 cm.
  2. 22,5 cm.
  3. 43,2 cm.
  4. 34,5 cm.

Câu 3: Quy tắc moment lực:

  1. chỉ dùng cho vật rắn có trục quay cố định.
  2. chỉ dùng cho vật rắn không có trục quay cố định.
  3. không dùng cho vật chuyển động quay.
  4. dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 4: Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh

  1. trục đi qua trọng tâm.
  2. trục cố định đó.
  3. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.
  4. trục bất kỳ.

Câu 5: Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho  chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy g=10m/s2

  1. 2 kg.
  2. 6 kg.
  3. 5 kg.
  4. 4 kg.

Câu 6: Phân tích lực là phép

  1. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.
  2. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.
  3. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.
  4. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.

Câu 7: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có đặc điểm:

  1. Có độ lớn bằng tổng độ lớn hai lực thành phần
  2. Có hướng cùng hướng với hai lực thành phần
  3. Có điểm đặt trùng với điểm đồng quy của hai lực thành phần
  4. Có phương trùng với phương hai lực thành phần

Câu 8: Chọn phát biểu đúng. Tổng hợp lực

  1. Là phân tích nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống như các lực ấy
  2. Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy
  3. Là phân tích các lực tác dụng đồng thời vào hai vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy
  4. Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng các lực có tác dụng giống hệt các lực ấy

Câu 9: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện

B.

  1. C.
  2. D.

Câu 10: Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh

  1. trục đi qua trọng tâm.
  2. trục nằm ngang qua một điểm.
  3. trục thẳng đứng đi qua một điểm.
  4. trục bất kỳ.

Câu 11: Moment lực có đơn vị là

  1. kg.m/s2
  2. N.m
  3. kg.m/s
  4. N/m

Câu 12: Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?

  1. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
  2. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.
  3. Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
  4. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương đương các lực thành phần.

Câu 13: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?

  1. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
  2. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
  3. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
  4. Trong mọi trường hợp:

Câu 14: Chọn phát biểu sai?

  1. Đơn vị của lực là niutơn (N).
  2. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
  3. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
  4. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.

Câu 15: Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?

  1. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần.
  2. Hợp lực có hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần.
  3. Hợp lực có giá nằm trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và chia thành những đoạn tỉ lệ thuận với độ lớn hai lực ấy.
  4. Điểm đặt của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần thành d1 và d2 thì ta có hệ thức:

Câu 16: Trên hai đĩa của một cân thăng bằng, người ta đặt hai đồng hồ cát giống hệt nhau có cùng trọng lượng. Cân ở trạng thái cân bằng, người ta nhanh tay lật ngược một trong hai đồng hồ cát, hiện tượng xảy ra tiếp theo là

  1. cân bên đồng hồ cát bị lật sẽ nghiêng xuống.
  2. cân bên đồng hồ cát không bị lật sẽ nghiêng xuống.
  3. cân vẫn thăng bằng.
  4. cân bị nghiêng về phía đồng hồ cát không bị lật, sau khi cát chảy hết thì cân nghiêng về phía còn lại.

Câu 17: Khi tác dụng một lực F ⃗ vuông góc với cánh cửa, có độ lớn không đổi vào các vị trí khác nhau như hình vẽ. Moment lực gây ra tại vị trí nào là lớn nhất?

  1. Điểm A.
  2. Điểm B.
  3. Điểm C.
  4. Điểm D.

Câu 18: Hai lực  song song, cùng chiều, cách nhau một đoạn 20 cm. Độ lớn của lực  là 18 N và của lực tổng hợp  là 24 N. Hỏi độ lớn của lực và điểm đặt của lực tổng hợp cách điểm đặt của lực  một đoạn là bao nhiêu?

  1. 6 N; 15 cm.
  2. 42 N; 5 cm.
  3. 6 N; 5 cm.
  4. 42 N; 15 cm.

Câu 19: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?

  1. 4 N.
  2. 20 N.
  3. 28 N.
  4. Chưa có cơ sở kết luận

Câu 20: Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?

  1. 0,38 m.
  2. 0,33 m.
  3. 0,21 m.
  4. 0,6 m.

 

Câu 21: Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho  chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy g = 10 m/s2.

  1. 2 kg.
  2. 6 kg.
  3. 5 kg.
  4. 4 kg.

Câu 22: Một đèn tín hiệu giao thông được treo ở một ngã tư nhờ một dây cáp có trọng không đáng kể. Hai đầu dây cáp được giữ bằng hai cột đèn AB và A’B’, cách nhau 8 m . Đèn nặng 60 N, được treo vào điểm giữa O của dây cáp, làm dây võng xuống 0,5 m tại điểm giữa như hình. Tính lực kéo của mỗi nửa dây?

  1. 60 N và 60 N.
  2. 120 N và 240 N.
  3. 120 N và 120N.
  4. 240 N và 240 N.

Câu 23: Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 600 và OB nằm ngang. Độ lớn của lực căng T1 của dây OA bằng

  1. P B. .  
  2. P. D. 2P

Câu 24: Một thanh gỗ dài 1,5 m nặng 12 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với trần nhà nằm ngang một góc 30°. Biết trọng tâm của thanh gổ cách đầu gắn bản lề 50 cm. Tính lực căng của sợi dây. Lấy g = 10 m/s2 .

  1. 120 N
  2. 80 N
  3. 40 N
  4. 20 N

Câu 25: Một thanh chắn đường AB dài 9 m, nặng 30 kg, trọng tâm G cách đầu B một khoảng BG = 6 m. Trục quay O cách đầu A một khoảng AO = 2 m, đầu A được treo một vật nặng. Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F = 100 N để giữ cho thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang. Tính khối lượng của vật nặng mà người ta đã treo vào đầu. Lấy g = 10 m/s2.

  1. 30 kg
  2. 40 kg
  3. 50 kg
  4. 60 kg

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay