Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 chân trời Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4. ĐIỆN

BÀI 21. HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

  1. Cọ xát vật       
  2. Nhúng vật vào nước đá
  3. Cho chạm vào nam châm       
  4. Nung nóng vật

Câu 2: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm

  1. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.
  2. Hạt nhân không mang điện tích.
  3. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
  4. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.

Câu 3: Chọn phát biểu không đúng

  1. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
  2. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
  3. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
  4. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.

Câu 4: Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng

  1. Hút các vật khác
  2. Đẩy các vật khác
  3. Không hút cũng không đẩy vật khác
  4. Vừa hút vừa đẩy các vật khác

Câu 5: Các vật nhiễm điện cùng loại thì

  1. Hút nhau
  2. Đẩy nhau
  3. Vừa hút vừa đẩy nhau
  4. Không hút cũng không đẩy nhau

Câu 6: Các vật nhiễm điện khác loại thì

  1. Hút nhau
  2. Đẩy nhau
  3. Vừa hút vừa đẩy nhau
  4. Không hút cũng không đẩy nhau

Câu 7: Electron có thể _______ từ nguyên tử này sang nguyên tử khác

  1. Đứng yên
  2. Bay
  3. Dịch chuyển
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Một vật nhiễm điện âm nếu

  1. Không bị cọ xát
  2. Nhận thêm electron
  3. Mất bớt electron
  4. Giữ nguyên số lượng electron

Câu 9: Một vật nhiễm điện dương nếu

  1. Không bị cọ xát
  2. Nhận thêm electron
  3. Mất bớt electron
  4. Giữ nguyên số lượng electron

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát?

  1. Quá trình tự tổng hợp chất dinh dưỡng ở thực vật
  2. Gió to khi có bão
  3. Quá trình hô hấp của thực vật
  4. Sét xuất hiện khi trời mưa dông

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát?

  1. Sét xuất hiện khi trời mưa dông
  2. Vào những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ
  3. Khi đưa một vật vào trong chất lỏng, chất lỏng tác dụng lực đẩy có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ
  4. Chiếc lược sau khi bị cọ xát vào vải khô rồi đặt gần dòng nước đang chảy từ vòi, ta thấy dòng nước bị hút về phía lược

Câu 12: Sau khi cọ xát vào vải khô, ống nhựa

  1. Nhiễm điện âm
  2. Nhiễm điện dương
  3. Không nhiễm điện
  4. Ban đầu nhiễm điện âm, sau đó chuyển thành nhiễm điện dương

Câu 13: Sau khi cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh

  1. Nhiễm điện âm
  2. Nhiễm điện dương
  3. Không nhiễm điện
  4. Ban đầu nhiễm điện âm, sau đó chuyển thành nhiễm điện dương

Câu 14: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích

  1. Âm
  2. Trung hòa về điện
  3. Dương
  4. Cả A và C

Câu 15: Lớp vỏ của nguyên tử mang điện tích

  1. Âm
  2. Trung hòa về điện
  3. Dương
  4. Cả A và C

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

  1. Trời nắng
  2. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
  3. Gió mạnh.
  4. Không mưa, không nắng.

Câu 2: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là

  1. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
  2. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
  3. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
  4. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.

Câu 3: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì

  1. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
  2. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
  3. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
  4. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.

Câu 4: Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là

  1. 26      
  2. 52       
  3. 13       
  4. không có electron nào

Câu 5: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?

  1. Nhận thêm electron      
  2. Mất bớt electron
  3. Mất bớt điện tích dương      
  4. Nhận thêm điện tích dương

Câu 6: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì

  1. vật b và c có điện tích cùng dấu
  2. vật b và d có điện tích cùng dấu
  3. vật a và c có điện tích cùng dấu
  4. vật a và d có điện tích trái dấu

Câu 7: Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là

  1. có lúc lớn, lúc nhỏ
  2. lớn hơn
  3. nhỏ hơn       
  4. bằng nhau       

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì

  1. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
  2. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
  3. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
  4. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Câu 2: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì

  1. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
  2. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
  3. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
  4. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

Câu 3: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do

  1. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
  2. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
  3. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
  4. Do ngoài trời sắp có cơn dông.

Câu 4: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?

  1. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
  2. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
  3. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.
  4. Do cọ xát mạnh.

Câu 5: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh polyethylene đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì

  1. trong bút đã có điện.
  2. ngón tay chạm vào đầu bút.
  3. mảnh polyethylene đã bị nhiễm điện do cọ xát.
  4. mảnh tôn nhiễm điện.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau

(1) Các vật đều có khả năng nhiễm điện.

(2) Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.

(3) Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

(4) Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Cho các phát biểu sau

(1) Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút các vụn giấy.

(2) Sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô, thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ.

(3) Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng hút các vật khác.

(4) Không cần bị cọ xát một thanh thủy tinh hay một thước nhựa cũng hút được các vật nhẹ.

Số phát biểu đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay