Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 chân trời Bài 18: Áp suất trong chất khí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Áp suất trong chất khí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 8 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 3. KHỐI LƯỢNG RIÊNG, ÁP SUẤT VÀ MOMENT LỰC

BÀI 18. ÁP SUẤT TRONG CHẤT KHÍ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

  1. Càng tăng
  2. Càng giảm
  3. Không thay đổi
  4. Có thể vừa tăng, vừa giảm

Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

  1. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
  2. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
  3. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.
  4. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.

Câu 3: Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  1. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.
  2. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
  3. Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.
  4. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  1. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
  2. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
  3. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
  4. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Câu 5: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của

  1. Khối lượng riêng
  2. Thể tích
  3. Áp suất khí quyển
  4. Nồng độ mol

Câu 6: Áp suất khí quyển tác dụng theo

  1. Phương thẳng đứng
  2. Mọi hướng
  3. Chiều từ trên xuống dưới
  4. Phương ngang

Câu 7: Ta nghe thấy tiếng động trong tai khi

  1. Có sự thay đổi khối lượng giữa các vật xung quanh tai
  2. Có sự thay đổi trọng lượng riêng giữa các vật xung quanh tai
  3. Có sự thay đổi thể tích giữa các vật xung quanh tai
  4. Có sự thay đổi áp suất đột ngột giữa hai bên màng nhĩ

Câu 8: Không khí bị nén sẽ có áp suất___________áp suất khí quyển

  1. Lớn hơn
  2. Nhỏ hơn
  3. Bằng
  4. Không thay đổi

Câu 9: Người ta ứng dụng ____________ giữa áp suất khí quyển và không khí ở áp suất cao để chế tạo các thiết bị, dụng cụ phục vụ cuộc sống và sản xuất

  1. Sự thay đổi khối lượng
  2. Sự chênh lệch
  3. Sự chênh lệch thể tích
  4. Trọng lượng riêng

Câu 10: Ứng dụng của áp suất không khí là

  1. Làm giác mút
  2. Làm bình xịt
  3. Làm tàu đệm khí
  4. Cả A, B, C

Câu 11: Nguyên lí hoạt động của giác mút là

  1. Sự chênh lệch giữa áp suất không khí ở bên ngoài và bên trong giác mút làm giác mút không dính vào tường, tuy nhiên độ ẩm không khí cao giúp cân bằng áp suất và làm giác mút bám chặt hơn
  2. Khi áp mặt lõm của giác mút vào tường, không khí bên trong giác mút bị đẩy ra ngoài khiến áp suất không khí bên trong giảm. Sự chênh lệch giữa áp suất không khí ở bên ngoài và bên trong giác mút đẩy giác mút dính chặt vào tường
  3. Lớp nhựa của giác mút được bôi một lớp keo mỏng giúp giác mút bám chặt vào tường
  4. Khi áp mặt lõm của giác mút vào tường, độ ẩm trong không khí sẽ giúp giác mút bám chặt vào tường

Câu 12: Nguyên lí hoạt động của bình xịt là

  1. Đổ chất lỏng và đậy kín nắp bình, dùng pit-tông để bơm không khí vào bình và nén lại để tạo nên lớp không khí áp suất cao phía trên chất lỏng
  2. Để sử dụng, ấn vào khóa van để mở van. Không khí ở áp suất cao bên trong bình đẩy lượng chất lỏng theo ống dẫn đến vòi phun, thoát ra ngoài thành các tia hoặc các hạt sương nhỏ
  3. Khi mở khóa van, lực đẩy Archimedes sẽ đẩy lượng chất lỏng theo ống dẫn đến vòi phun, thoát ra ngoài thành các tia hoặc các hạt sương nhỏ
  4. Cả A và B

Câu 13: Trái Đất được bao quanh bởi một lớp không khí dày tới hàng nghìn kilômét gọi là

  1. Không khí
  2. Tầng ô-zôn
  3. Khí quyển
  4. Tia cực tím

Câu 14: Khi chúng ta nhai hoặc mở miệng, không khí đi vào vòi nhĩ giúp

  1. Duy trì sự cân bằng áp suất không khí ở hai bên của màng nhĩ
  2. Duy trì độ ẩm trong tai
  3. Tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho tai
  4. Cân bằng khối lượng của tai

Câu 15: Khi chúng ta di chuyển lên ngọn núi cao

  1. Áp suất khí quyển không thay đổi
  2. Áp suất khí quyển bên ngoài tăng
  3. Áp suất khí quyển bên ngoài giảm
  4. Áp suất khí quyển tăng nhanh rồi giảm

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

  1. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài
  2. Con người có thể hít không khí vào phổi
  3. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
  4. Vật rơi từ trên cao xuống

Câu 2: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì

  1. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
  2. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
  3. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
  4. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi

 

Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

  1. Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dốc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài.
  2. Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn.
  3. Trên các nắp bình xăng của xe máy có lỗ nhỏ thông với không khí.
  4. Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

  1. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ
  2. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm
  3. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi
  4. Uống nước trong cốc bằng ống hút

Câu 5: Đổ nước đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín bằng tờ bìa không thấm nước, lộn ngược lại thì nước không chảy ra. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lí nào?

  1. Áp suất của chất lỏng.
  2. Áp suất của chất khí.
  3. Áp suất khí quyển.
  4. Áp suất cơ học.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất

  1. Tại đỉnh núi
  2. Tại chân núi
  3. Tại đáy hầm mỏ
  4. Trên bãi biển

Câu 7: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất

  1. Tại đỉnh núi
  2. Tại chân núi
  3. Tại đáy hầm mỏ
  4. Trên bãi biển

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm:

  1. Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm
  2. Vì mật độ khí quyển càng giảm
  3. Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của rượu drượu  = 8000 N/m3.

  1. 750 mm
  2. 1275 mm
  3. 12,75m
  4. 7,5 m

Câu 3: Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng nước để thay thủy ngân thì độ cao cột nước là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của nước dnước  = 10000 N/m3.

  1. 750 mm
  2. 1200 mm
  3. 7,5 m
  4. 10,2 m

Câu 4: Áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780mmHg. Người ta đánh rơi nó xuống đáy biển ở độ sâu 320m. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với hộp đó? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3, của nước biển là 10300 N/m3.
A. Hộp bị bẹp lại

  1. Hộp nở phồng lên
  2. Hộp không bị làm sao
  3. Hộp bị bật nắp

Câu 5: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là
A. 76N/m2
B. 760N/m2
C. 103360N/m2

  1. 10336000N/m2

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

  1. 748 mmHg
  2. 693,3 mmHg
  3. 663 mmHg
  4. 826,7 mmHg

 

Câu 2: Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Torixeli có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.

  1. 8km
  2. 4,8km
  3. 4320m
  4. 3600m

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay