Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 chân trời Bài 23: Mạch điện đơn giản
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Mạch điện đơn giản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 4. ĐIỆNBÀI 23. MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Chiều dòng điện được quy ước là chiều
- Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
- Chuyển dời có hướng của các điện tích.
- Dịch chuyển của các electron.
- Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
Câu 2: Sơ đồ của mạch điện là gì?
- Là ảnh chụp mạch điện thật.
- Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
- Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
- Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Câu 3: Chiều dòng điện là chiều từ ___________ qua___________ và___________ tới ___________ của nguồn điện
- Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện
- Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm
- Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương
- Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương
Câu 4: Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của các hạt mang điện tích gọi là
- Dòng điện
- Dòng điện không đổi
- Dòng điện một chiều
- Dòng điện xoay chiều
Câu 5: Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa
- Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết
- Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện
- Là các quy ước, không mang ý nghĩa gì
- Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế
Câu 6: Một mạng điện thắp sáng gồm
- Nguồn điện, bóng đèn và công tắc
- Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn
- Nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn
- Nguồn điện, bóng đèn và phích cắm
Câu 7: Mạch điện đơn giản gồm
- Nguồn điện, dây nối
- Công tắc
- Các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện
- Cả A, B, C
Câu 8: Mạch điện được mô tả bằng
- Sơ đồ
- Bảng số liệu
- Ma trận
- Biểu đồ tròn
Câu 9: Từ ___________, người ta có thể lắp _________ tương ứng
- Bảng số liệu; sơ đồ
- Sơ đồ mạch điện; mạch điện
- Bảng số liệu; mạch điện
- Sơ đồ mạch điện; sơ đồ
Câu 10: Mạch điện đơn giảm gồm có nguồn điện, dây nối, công tắc và _____________
- Ổ cắm
- Cầu chì
- Các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện
- Pin
Câu 11: Các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện có thể mắc
- Nối tiếp
- Song song
- Mắc kết hợp cả nối tiếp và song song
- Cả A, B, C
Câu 12: Khi công tắc mở, bóng đèn
- Tắt
- Sáng
- Cháy
- Nổ
Câu 13: Khi công tắc đóng, bóng đèn
- Tắt
- Sáng
- Cháy
- Nổ
Câu 14: Linh kiện điện tử có thể có trong mạch điện là
- Điện trở
- Biến trở
- Đèn LED
- Cả A, B, C
Câu 15: Để lắp được mạch điện, ta cần
- Điôt
- Đèn LED
- Sơ đồ mạch điện
- Chuông điện
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều
- Không xác định
- Của dây dẫn điện
- Thay đổi
- Không đổi
Câu 2: Chọn một phát biểu không đúng về chiều dòng điện
- Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
- Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
- Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
Câu 3: Đây là kí hiệu của
- Biến trở
- Điện trở
- Điôt
- Đèn điot phát quang
Câu 4: Đây là kí hiệu của
- Biến trở
- Điện trở
- Điôt
- Đèn điot phát quang
Câu 5: Đây là kí hiệu của
- Biến trở
- Điện trở
- Điôt
- Đèn điot phát quang
Câu 6: Đây là kí hiệu của
- Biến trở
- Điện trở
- Điôt
- Đèn điot phát quang
Câu 7: Cho sơ đồ mạch điện sau đây
Công tắc của mạch điện
- Đóng
- Mở
- Mạch điện không có công tắc
- Công tắc là nguồn điện
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào sau đây?
- Cầu chì
- Bóng đèn
- Nguồn điện
- Công tắc
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng
Quan sát trên hình 11.1. Hãy cho biết chiều của dòng điện
- Từ đầu (-) sang đầu (+)
- Từ đầu (+) sang đầu (-)
- Chiều nào cũng đúng
- Không xác định được
Câu 3: Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện?
- Hình A
- Hình B
- Hình C
- Hình D
Câu 4: Kí hiệu của nguồn điện (pin, acquy) là
Câu 5: Kí hiệu của bóng đèn là
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi : ″Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện″, vì
- Điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút.
- Cực dương của nguồn tích điện dương.
- Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương.
- Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện.
--------------- Còn tiếp ---------------