Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 chân trời Bài 25: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 4. ĐIỆNBÀI 25: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Cường độ dòng điện được kí hiệu là
- V
- A
- U
- I
Câu 2: Ampe kế là dụng cụ để đo
- cường độ dòng điện
- hiệu điện thế
- công suất điện
- điện trở
Câu 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?
- Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
- Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
- Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
- Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
Câu 4: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?
- Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
- Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
- Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
- Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
Câu 5: Vôn kế không dùng để đo
- Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
- Hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
- Hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.
Câu 6: Để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở, ta phải
- Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện
- Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
- Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện.
- Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
Câu 7: Đơn vị không phải của hiệu điện thế là
- Vôn (V)
- Ampe (A)
- Milivôn (mV)
- Kilôvôn (kV)
Câu 8: Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là
- Kích thước của vôn kế
- Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
- Cách mắc vôn kế trong mạch.
- Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………
- Điện thế
- Hiệu điện thế
- Cường độ điện thế
- Cường độ dòng điện
Câu 10: Để đo cường độ dòng điện chạy qua thiết bị điện, người ta mắc ampe kế _____________ với thiết bị đó, sao cho dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế
- Có cường độ dòng điện càng lớn càng tốt
- Cả song song và nối tiếp
- Song song
- Nối tiếp
Câu 11: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho
- Độ mạnh, yếu của dòng điện
- Cường độ dòng điện
- Tác dụng hóa học của dòng điện
- Cả A, B, C
Câu 12: Vôn kế là dụng cụ để đo
- Cường độ dòng điện
- Hiệu điện thế
- Độ ẩm không khí
- Cấp gió
Câu 13: Vôn kế được mắc
- Nối tiếp với hai cực của nguồn điện hoặc nối tiếp với hai đầu của thiết bị điện
- Song song với hai cực của nguồn điện hoặc song song với hai đầu của thiết bị điện
- Trực tiếp với nguồn điện
- Tùy mục đích sử dụng mà ta mắc vôn kế song song hoặc nối tiếp với nguồn điện
Câu 14: __________ được đo bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó
- Cường độ dòng điện
- Tác dụng nhiệt của dòng điện
- Khả năng sinh ra dòng điện của pin hoặc acquy
- Sơ đồ mạch điện
Câu 15: Hiệu điện thế được kí hiệu là
- V
- A
- U
- I
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?
- Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
- Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
- Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
- Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.
Câu 2: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là không đúng?
- Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
- Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
- Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
- Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
Câu 3: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).
- Ampe kế có giới hạn đo 0,3 A.
- Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A
- Ampe kế có giới hạn đo 10 A
- Ampe kế có giới hạn đo 20 A
Câu 4: Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. Cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
- 314 mV
- 5,8 V
- 1,52 V
- 3,167 V
Câu 5: Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
- Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
- Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
- Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
- Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
- Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng.
- Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
- Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng.
- Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không.
Câu 7: Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng thì cường độ dòng điện qua bóng
- Không đổi
- Giảm
- Tăng
- Lúc đầu giảm, sau tăng
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là
- 32 A
- 0,32 A
- 1,6 A
- 3,2 A
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị không đúng?
- 1,28A = 1280mA.
- 32mA = 0,32A.
- 0,35A = 350mA.
- 425mA = 0,425A.
Câu 3: Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây mắc đúng ?
- Sơ đồ a
- Sơ đồ b
- Sơ đồ c
- Sơ đồ d
Câu 4: Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có các cường độ sau đây chạy qua bếp, hỏi trường hợp nào dây may so của bếp sẽ đứt?
- 4,5A
- 4,3A
- 3,8A
- 5,5A
Câu 5: Chọn câu không đúng
- 1V = 1000mV
- 1kV = 1000mV
- 1mV = 0,001V
- 1000V = 1kV
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ
Bỏ bớt một pin ra (dùng một pin) thì ta quan sát thấy các hiện tượng nào sau đây?
- Số chỉ của vôn kế giảm bớt
- Đèn Đ cháy sáng mạnh hơn trước
- Số chỉ của ampe kế tăng lên
- Cả A, B, C
Câu 2: Bóng đèn pin 3V được mắc vào mạch điện. Cho các nhận xét sau
(1) Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 3V
(2) Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế thấp hơn 3V sẽ mau hỏng
(3) Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế 3V thì đèn sẽ sáng bình thường
(4) Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế lớn hơn 3V có thể bị hỏng
Số phát biểu đúng là
- 1
- 2
- 3
- 4
--------------- Còn tiếp ---------------