PPCT công dân 7 cánh diều

Dưới đây là phân phối chương trình môn giáo dục công dân 7 sách cánh diều. Bản PPCT này là tham khảo. Thầy cô tải về và điều chỉnh để phù hợp với địa phương của mình.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

PPCT công dân 7 cánh diều
PPCT công dân 7 cánh diều
PPCT công dân 7 cánh diều
PPCT công dân 7 cánh diều
PPCT công dân 7 cánh diều
PPCT công dân 7 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


TRƯỜNG:THCS…………………….

TỔ:

Họ và tên giáo viên: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - SGK CÁNH DIỀU

  1. Kế hoạch dạy học
  2. Phân phối chương trình

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN NĂM HỌC 2022-2023.

                                 Học kì I: 18 tuần  x 1 tiết/ tuần = 18 tiết

Học kì II: 17 tuần x 1 tiết/ tuần= 17 tiết

Cả năm: 35 tiết

Tuần

Tiết

Bài dạy

Ghi chú

HỌC KÌ I

 

 

 

1, 2

 

 

 

2

 

 

 

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

 

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

 

 

3, 4, 5

 

 

3

 

 

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

- Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

- giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa…

 

 

 

6, 7, 8

 

 

 

3

 

 

 

Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Nêu được các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau.

- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người…

9

1

Kiểm tra giữa học kì 1

 

 

 

10, 11

 

 

2

 

 

Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

- Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

- Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để khắc phục hạn chế này.

 

 

12, 13

 

 

2

 

 

Bài 5: giữ chữ tín

- Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm…

 

 

14, 15, 16

 

 

3

 

 

Bài 6: Quản lí tiền

 

- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí hiệu quả.

- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

- Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

17

1

Ôn tập cuối học kỳ 1

 

18

1

Kiểm tra cuối kỳ 1

 

HỌC KÌ II

 

 

19, 20, 21

 

 

3

 

 

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

- Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

 

22, 23

 

2

 

Bài 8: Bạo lực học đường

- Nêu được biểu hiện của bạo lực học đừng, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

 

 

24, 25

 

 

2

 

 

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tránh với những hành vi bạo lực học đường, sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

26

1

Ôn tập giữa học kì 2

 

27

1

Kiểm tra giữa học kì 2

 

 

 

 

28, 29, 20

 

 

 

3

 

 

 

Bài 10: Tệ nạn xã hội

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Tham gia các hoạt động phòng, chống, tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức…

 

 

 

31, 32, 33

 

 

 

3

 

 

 

Bài 11. Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội.

- Thực hiện được các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.

34

1

Ôn tập cuối kỳ 2

 

35

1

Kiểm tra cuối kỳ 2

 

 

 

 


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Công dân 7

Chat hỗ trợ
Chat ngay