Kênh giáo viên » Công dân 7 » Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều

Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều

Công dân 7 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Giáo dục công dân 7 Cánh diều

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
  • Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.
  • Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng: Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể để đóng góp cho sự phát triển quê hương đất nước
  1. Phẩm chất
  • Tự hào về truyền thống của quê hương.
  1. Yêu quê hương, đất nước.
    THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Sách Bài tập GDCD 7.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS từng bước vào bài học
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ghép chữ: HS ghép các chữ cái đứng liền nhau trong bảng thành các từ/ cụm từ có nghĩa nói về truyền thống quê hương. Ai ghép được các chữ cái nhanh nhất và chính xác sẽ là người chiến thắng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Những truyền thống mà em tìm được biểu hiện như thế nào ở quê hương của em?

+ Theo em, em sẽ làm gì để mọi người biết rằng mình rất tự hào về truyền thống đó?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Những cụm từ có nghĩa nói về truyền thống quê hương

+ Truyền thống quê hương em.

+ Kiên cường.

+ Dũng cảm.

+ …..

- GV dẫn dắt vào bài học: Những cụm từ như kiên cường, dũng cảm,…mà các em vừa tìm được chính là những từ ngữ dùng để miêu tả những giá trị tốt đẹp của vùng miền, địa phương. Đó là những giá truyền thống quê hương được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để nắm được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương cũng như phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học đầu tiên của bộ môn Giáo dục công dân 7 – Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống quê hương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được truyền thống quê hương là gì; một số truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 1-6 SGK tr 5, 6 và trả lời câu hỏi:

a. Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong các hình ảnh trên.

b. Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó.

c. Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- GV kết luận và trình chiếu cho HS quan sát một những truyền thống tốt đẹp của quê hương:

Yêu nước, đoàn kết, kiên cường,

bất khuất, chống giặc ngoại xâm

 

Cần cù, sáng tạo trong lao động

 

Tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo 

Những loại hình nghệ thuật dân gian,

 nghệ thuật truyền thống,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu truyền thống quê hương

- Những truyền thống tốt đẹp được thể hiện trong các Hình 1 - 6:

+ Hình 1 (Hai Bà Trưng cưỡi voi, dựng cờ khởi nghĩa): truyền thống yêu nước, chống ách đô hộ, bảo vệ nhân dân, khôi phục lại nền độc lập, tự chủ đã được thiết lập từ thời Hùng Vương dựng nước.

+ Hình 2 (Nồi cháo yêu thương): truyền thống tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ, hỗ trợ những suất ăn tới người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn,….

+ Hình 3 (Nông dân gặt lúa): truyền thống lao động chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó.

+ Hình 4 (Học sinh tặng hoa thầy, cô giáo): truyền thống tôn sư trọng đạo, tri ân thầy cô giáo nhân các ngày lễ kỉ niệm như 20/11, 8/3, 20/10, ngày khai giảng, ngày bế giảng,…

+ Hình 5 (Múa rối nước): Loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt.

+ Hình 6 (Biểu diễn đờn ca tài tử): Loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.

- HS giới thiệu một truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

Gợi ý: Truyền thống yêu nước

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được viết bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ ông cha đã làm nên biết bao kỳ tích anh hùng, những trang sử vẻ vang đầy khí thế. Chính những điều đó đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà trong đó nổi bật nhất là lòng yêu nước - một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy suốt trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, những người đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất quê hương. Những người đã viết nên thiên sử của dân tộc và sẽ luôn là hành trang của các thế hệ người Việt Nam.

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 3: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

1. BIỂU HIỆN CỦA QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

  • Em hiểu thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
  • Em hãy cho biết sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện như thế nào?

2. Ý NGHĨA CỦA QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

  •  Em hãy nêu ý nghĩa của quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
  • Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác em cần làm gì?

3. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

A. Không chơi với những bạn học kém.

B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông.

C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm.

D. Thăm hỏi và động viên người già neo đơn.

Câu 2. A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

 a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?

 b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao?

Câu 3: Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.

Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU

Bộ trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 3: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (32 câu)

Câu 1. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực đó là:

  1. Hoàn thành nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.
  2. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. 
  3. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. 
  4. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. 

Câu 2. Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua việc làm nào sau đây: 

A. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. 

B. Xác định đúng mục đích học tập.

C. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập? 

  1. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  3. Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập. 
  4. Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.

Câu 4. Tại sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?

A. Giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng. 

C. Giúp chúng ta có sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.

D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 5. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

  1. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng. 
  2. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.
  3. Vất vả hơn so với những người khác.
  4. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người. 

Câu 6. Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực đối với bản thân mỗi học sinh?

  1. Giúp chúng ta chủ động , sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập.
  2. Thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực của bạn trong cuộc sống. 
  3. Thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.
  4. Thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo đối với thầy, cô giáo.

Câu 7. Người không có tinh thần học tập tự giác, tích cực có thể gánh chịu hậu quả nào sau đây? 

  1. Kết quả học tập sa sút. 
  2. Bản thân người học rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại. 
  3. Không mở rộng được hiểu biết. 
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8. Biểu hiện của tinh thần tự giác học tập đó là:

  1. Làm bài tập khi thầy, cô giáo nhắc nhở. 
  2. Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.
  3. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp. 
  4. Cả 2 phương án B, C đều đúng.

Câu 9.Điền vào chỗ trống sau: “Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng....”

  1. Sự hạnh phúc.
  2. Tấm lòng yêu thương.
  3. Tinh thần học tập tự giác , tích cực.
  4. Tinh thần bất khuất, kiên cường.

Câu 10. Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?

A.  Xây dựng mục tiêu cho bản thân. 

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích. 

C. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 

D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu. 

Câu 11. Học tập tự giác, tích cực là:

  1. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. 
  2. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. 
  3. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. 
  4. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. 

Câu 12. Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua việc làm nào sau đây: 

A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

B. Xác định đúng mục đích học tập.

C. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. 

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13. Tại sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?

A. Giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Giúp chúng ta có sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 

C. Gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng. 

D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 14. Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập? 

  1. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  2. Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập. 
  3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  4. Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.

Câu 15.Người không có tinh thần học tập tự giác, tích cực có thể gánh chịu hậu quả nào sau đây? 

  1. Kết quả học tập sa sút. 
  2. Bản thân người học rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại. 
  3. Không mở rộng được hiểu biết. 
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16. Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực đối với bản thân mỗi học sinh?

  1. Thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực của bạn trong cuộc sống. 
  2. Giúp bạn có thêm nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách, vượt qua thất bại, củng cố niềm tin và tiến tới thực hiện ước mơ. 
  3. Thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.
  4. Thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo đối với thầy, cô giáo.

Câu 17. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

 A. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người. 

 B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.

 C. Vất vả hơn so với những người khác.

 D. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng. 

Câu 18. Chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Trách nhiệm của học sinh.
  2. Học tập tự giác, tích cực.
  3. Cần cù lao động.
  4. Tinh thần hiếu học.

Câu 19. Biểu hiện của tinh thần tự giác học tập đó là:

  1. Làm bài tập khi thầy, cô giáo nhắc nhở. 
  2. Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.
  3. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp. 
  4. Cả 2 phương án B, C đều đúng.

Câu 20. Điền vào chỗ trống sau: “Học tập và trau dồi tri thức không ngừng luôn là chìa khoá chung để dẫn đến.......”

  1. Thành công.
  2. Hạnh phúc.
  3. Yêu thương.
  4. Sự tự chủ tài chính.

Câu 21.Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?

A. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích. 

C. Xây dựng mục tiêu cho bản thân. 

D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu. 

Câu 22. Học tập tự giác, tích cực là gì? 

A. Chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo. 

B. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. 

C. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. 

D. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. 

Câu 23. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là gì? 

A. Chăm chỉ.

B. Tự ti. 

C. Khiêm tốn. 

D. Chây lười, ỷ lại. 

Câu 24.Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, mỗi học sinh cần phải làm những việc nào dưới đây ?

A. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích. 

C. Xây dựng mục tiêu cho bản thân. 

D. Tích cực tham gia mọi hoạt động. 

Câu 25. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực ?

A. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi. 

B. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 

C. Không làm bài tập về nhà. 

D. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

Câu 26. Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực ?

A. Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập ;

B. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người. 

C. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ

D. Cả hai phương án A và C đều đúng.

Câu 27. Tự giác học tập là:

A. Chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người. 

B. Chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.

C. Chỉ quan tâm đến công việc của lớp. 

D. Học trên lớp, về nhà không cần học. 

Câu 28. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta những gì? 

A. Có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng. 

B. Nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn. 

C. Có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. 

D. Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến. 

Câu 29. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau

đây?

A. Ý chí kiên cường, bền bỉ

B. Tự lập, tự chủ, khoan dung. 

C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. 

D. Cả 2 phương án A, B.

Câu 30. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên làm gì?

A. Làm việc riêng trong giờ học. 

B. Tiếp thu tri thức một cách thụ động

C. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí. 

D. Chép bài của bạn trong giờ kiễm tra. 

Câu 31. Học sinh cần làm những gì để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập?

A. Bỏ bê công việc học để đi chơi

B. Cần góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để các bạn đạt kết quả tốt hơn. 

C. Luôn mong sự giúp đỡ từ người khác. 

D. Dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó

Câu 32. Để thể hiện sự chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập, học sinh cần làm gì?

A. Học và làm bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài

B. Dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó 

C. Tích cực hợp tác khi học nhóm

D. Cả hai phương án A, C đều đúng. 

2. THÔNG HIỂU ( 17 câu)

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây là đúng khi nói về tính tự giác, tích cực trong học tập?

  1. Mải chơi điện tử nên quên làm bài tập về nhà. 
  2. Không tham gia thảo luận nhóm. 
  3. Học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ. 
  4. Không làm bài tập về nhà, ngủ trong giờ học.

Câu 2. Nhận định nào đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

A. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.

B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.

C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.

D. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU

Bộ đề Giáo dục công dân 7 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

TTMạch nội dungNội dung/chủ đề/bàiMức độ đánh giá
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
1

Giáo dục đạo đức

 

Nội dung 1: Học tập tự giác, tích cực4 câu 2 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

1 câu

(2đ)

1 câu 
Nội dung 2: Giữ chữ tín4 câu 1 câu2 câu1 câu 
2Giáo dục kinh tếNội dung 1: Quản lí tiền4 câu 1 câu1 câu2 câu 
Tổng câu120414140
Tỉ lệ %30%30%30%10%
Tỉ lệ chung60%40%

 

 

I. 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ BÀI

Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Làm việc riêng trong giờ học.

B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

C. Chủ động lập kế hoạch học tập.

D. Vượt khó, kiên trì học tập.

Câu 2. Khi học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ

A. bị mọi người ghét bỏ, xa lánh, coi thường.

B. được mọi người tin tưởng, quý mến.

C. đạt được mọi mục đích.

D. phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 3. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

A. ỷ lại, mong chờ vào sự giúp đỡ từ người khác.

B. ngại khó, ngại khổ, dễ dàng từ bỏ mục tiêu đã đề ra.

C. biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

D. đợi bố mẹ nhắc nhở mới chịu học bài.

Câu 4. Chủ thể nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?

A. Bạn P thường xuyên trốn học để đi chơi game.

B. Mỗi khi gặp bài tập khó, T lại nhờ anh trai giải hộ.

C. Bạn K thường xuyên làm việc riêng trong giờ học.

D. Bạn C luôn hăng hái phát biểu, xây dựng bài học.

Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính: tự giác, tích cực trong học tập?

A. Làm biếng lấy miệng mà đưa.

B. Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối.

C. Học bài nào, xào bài nấy.

D. Học không hay, cày không biết.

Câu 6. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

A. trốn tránh, không thực hiện nhiệm vụ được giao.

B. ỷ lại, luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.

C. trốn học đi chơi game để thư giãn đầu óc.

D. xác định mục tiêu học tập rõ ràng, vừa sức.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập những môn học mà bản thân thích.

B. Tự giác, tích cực học tập giúp ta đạt được kết quả học tập đã đề ra.

C. Chỉ những người yếu kém mới cần phải tự giác, tích cực học tập.

D. Những người tự giác, tích cực học tập sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 8. Trong giờ học trên lớp, nhóm em được giao một nhiệm vụ học tập. Trong khi các bạn khác đang tích cực thảo luận, H ngồi làm việc riêng. Khi các bạn nhắc nhở, H nói rằng chỉ cần đại diện một bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ này.

Tình huống trên cho thấy bạn H thiếu đức tính nào?

A. Trung thực.

B. Tự giác, tích cực học tập.

C. Đoàn kết.

D. Cần cù lao động.

Câu 9. Giữ niềm tin của người khác đối với mình được hiểu là

A. giữ chữ tín.

B. lòng tự trọng.

C. tính trung thực.

D. sự lừa dối.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.

B. Luôn đến đúng giờ, giữ đúng lời hứa.

C. Mượn đồ của người khác nhưng không trả.

D. Lời nói không đi đôi với việc làm.

Câu 11. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta

A. mang đến nỗi buồn và sự thất vọng cho mọi người.

B. đạt được mọi mục đích trong cuộc sống.

C. mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.

D. vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 12. Người biết giữ chữ tín sẽ

A. bị người khác lợi dụng.

B. luôn phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.

C. bị người khác ghét bỏ, coi thường, xa lánh.

D. được mọi người tin tưởng và tôn trọng.

Câu 13. Câu tục ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó” được dùng để phê phán hành vi nào dưới đây?

A. Hà tiện, keo kiệt.

B. Ích kỉ.

C. Lười biếng.

D. Giả dối, không giữ chữ tín.

Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Chỉ những người buôn bán, kinh doanh mới cần giữ chữ tín.

B. Người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.

C. Giữ chữ tín làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.

D. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người.

Câu 15. Chị L ở Long An, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh T làm nghề chạy xe ba gác thuê nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thoại, anh T mua 20 tờ vé số và nhờ chị L giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh T có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6.6 tỉ đồng. Chị L đã trao tận tay anh T những tờ vé số trúng thưởng.

Trường hợp này cho thấy chị L là người như thế nào?

A. Giả dối, không giữ chữ tín.

B. Biết giữ chữ tín trong kinh doanh.

C. Không có tầm nhìn xa trong kinh doanh.

D. Thông minh, nhạy bén trong buôn bán.

Câu 16. Bà M mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Để tăng lợi nhuận, bà M đã nhập thực phẩm ôi thiu được ngâm tẩm hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán cho khách hàng.

Trường hợp này cho thấy bà M là người như thế nào?

A. Trung thực, biết giữ chữ tín.

B. Nhạy bén trong kinh doanh.

C. Không giữ chữ tín với khách hàng.

D. Thông minh, sắp xếp công việc hiệu quả.

Câu 17. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể

A. đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.

B. mua được mọi đồ dùng mà bản thân yêu thích.

C. cải thiện một phần đời sống vật chất và tinh thần.

D. tăng thu nguồn nhập hàng tháng lên gấp nhiều lần.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

A. Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền.

B. Thực hiện tiết kiệm thường xuyên, đều đặn.

C. Mua nhiều hàng hiệu để chứng tỏ “đẳng cấp”.

D. Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

Câu 19. Học sinh có thể tạo ra nguồn thu nhập của cá nhân thông qua hành động nào dưới đây?

A. Bán đồ thủ công do mình tự làm.

B. Tiết kiệm tiền tiêu vặt bố mẹ cho.

C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

D. Nói dối bố mẹ để xin tiền.

Câu 20. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự tiết kiệm?

A. Vung tay quá trán.

B. Ném tiền qua cửa sổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 21. Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với

A. độ tuổi, sở thích và điều kiện.

B. mức lương, môi trường, độ tuổi.

C. môi trường, mức lương cần.

D. sở thích, độ tuổi làm việc.

Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải của học sinh.

B. Chỉ những người chi tiêu không có kế hoạch mới cần học cách quản lí tiền.

C. Học sinh không cần quản lí tiền vì học sinh chưa làm ra tiền, không có thu nhập.

D. Quản lý tiền hiệu quả giúp ta chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

Câu 23. A có thói quen ghi chép lại các khoản tiền mình có, lập kế hoạch quản lý tiền một cách hợp lí. Khi nhận được tiền mừng tuổi, tiền học bổng hay người thân cho, A đều tính toán cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu. A ưu tiên cho mục tiêu tiết kiệm chiếm khoảng 30% số tiền có được để thực hiện các dự định của bản thân. Số tiền còn lại, A sử dụng cho nhu cầu thiết yếu với tỉ lệ khoảng 50%; chỉ tiêu cá nhân khoảng 20%.

Trường hợp này cho thấy A là người như thế nào?

A. Quản lí tiền không hiệu quả.

B. Biết cách chi tiêu hợp lí.

C. Có lối sống keo kiệt, hà tiện.

D. Chi tiêu phung phí, không biết tiết kiệm.

Câu 24. H có một cuốn sổ ghi chép chi tiêu của bản thân. Khi nhận được tiền mừng tuổi hay ai cho thêm để tiêu, H đều cần nhắc sử dụng số tiền đó một cách hợp lí, để dành một khoản cho vào lợn đất. Nhờ vậy, mỗi năm H đều tiết kiệm được một số tiền nhỏ để mua sách vở và đồ dùng học tập. H chia sẻ cách quản lý tiền của mình với M, M cho rằng việc làm này là mất thời gian, không cần thiết.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?

A. Bạn H.

B. Bạn M.

C. Hai bạn H và M.

D. Không có bạn học sinh nào.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, việc không giữ chữ tín có thể gây tác hại gì đối với các quan hệ xã hội, sản xuất, kinh doanh?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bố mẹ cho K một số tiền để ăn sáng hoặc phòng khi cần đến. Cầm tiền trong tay, K nghĩ ngay đến việc mua một số đồ chơi mình thích. Chỉ sau một tuần, K đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho và phải xin thêm tiền của bố mẹ. Thấy K chi tiêu không tính toán, bố mẹ nhắc nhở nhưng K vẫn sử dụng tiền tuỳ hứng.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của K.

b) Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Công dân 7 cánh diều, soạn Công dân 7 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay